CÙNG BILUXURY KHÁM PHÁ VẢI TEXTILE CÙNG NHỮNG ỨNG DỤNG NỔI BẬT NHẤT
- 25.02.2024
- Người viết: Hải Anh-MKT lúc
Top Sản phẩm bán chạy
[Giảm 33%] Combo Áo Sơ Mi Dài Tay 7SMDB008XAH + Quần Âu Bền Màu 7QAUB003GHS
699,000₫
1,044,000₫
Bạn đã từng nghe về vải textile chưa? Trong ngành công nghiệp may mặc, các loại vật liệu thường được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại chất liệu mới trên thị trường, đôi khi có những tên gọi khiến chúng ta băn khoăn không biết chính xác chúng là loại vải nào. Vậy thì textile là gì? Textile thường được sử dụng trong những lĩnh vực nào? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về những điều này, hãy cùng Biluxury khám phá ngay trong nội dung bài viết hôm nay.
1. Vải Textile là gì ?
Chúng ta có thể dễ dàng hiểu textile là gì thông qua định nghĩa của nó trong tiếng Anh. Theo từ điển, textile được giải thích là "một loại vải được làm bằng tay hoặc máy". Như vậy, textile chính là một loại chất liệu vải, có thể được dệt thủ công hoặc dệt bằng máy. Trong ngành công nghiệp may mặc hiện nay, có rất nhiều phương pháp dệt khác nhau, và các sản phẩm được tạo ra từ các phương pháp này đều được gọi chung là textile.
2. Textile Art là gì ?
Ngoài Textile, còn có một số khái niệm liên quan mà nhiều người thường thắc mắc, như Textile Art hay Textile Design,...
Textile Art, với nghĩa là nghệ thuật vải dệt, được hiểu là tất cả các tác phẩm nghệ thuật làm từ vải dệt. Những tác phẩm này bao gồm cả đồ trang trí lẫn các sản phẩm trưng bày hoặc triển lãm, mang vẻ đẹp nghệ thuật cao và được nhiều người yêu thích. Đối với những người yêu nghệ thuật, những sản phẩm này được coi là sự kết hợp hoàn hảo giữa ngành công nghiệp thời trang hiện đại và các phương pháp dệt thủ công truyền thống.
Mỗi công đoạn trong quá trình làm ra sản phẩm đều được người thợ làm ra một cách cẩn thận và tỉ mỉ ở từng chi tiết nhỏ. Các kỹ thuật như thêu, làm nút, móc, khâu rập,... đều yêu cầu người thợ phải có kinh nghiệm và kỹ năng cao, đôi khi cần dành nhiều thời gian để hoàn thiện một sản phẩm.
Các sản phẩm thủ công 100% như Textile Art thực sự được giới mộ điệu thời trang và những người yêu thích nghệ thuật đánh giá cao. Chúng được tìm kiếm không kém gì những sản phẩm cao cấp từ các nhà thiết kế nổi tiếng trên toàn thế giới. Không chỉ giới thời trang, mà ngay cả những người không chuyên cũng bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của chúng.
Hơn nữa, giá cả của những sản phẩm này không quá cao, tùy thuộc vào kích thước, độ phức tạp của tác phẩm Textile Art hay tùy vào kỹ thuật thêu và loại vật liệu sử dụng. Một số kỹ thuật dệt đặc biệt như nhuộm batik, may shashiko, hoặc thiết kế shibori,... cũng rất được ưa chuộng.
3. Đặc tính của vải Textile
3.1 Ưu điểm
Textile không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang mà còn có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực và nghề nghiệp khác như làm chăn, ga, trang trí nội thất, thậm chí còn được sử dụng trong các cuộc triển lãm và bộ sưu tập của các nhà thiết kế.
Một số tính năng nổi bật của vải Textile mà bạn có thể quan tâm bao gồm:
Vải Textile có bề mặt rất thoáng mát và xốp, mang lại cảm giác mềm mại, không gây cảm giác khó chịu hoặc cảm giác khô ráp khi mặc.
Chất liệu này còn có khả năng đàn hồi tốt, điều này có nghĩa là bạn không cần lo lắng về việc vải sẽ bị lão hóa hoặc biến dạng.
Có khả năng giữ ấm tốt, là lựa chọn lý tưởng để mặc trong mùa đông hoặc mùa lạnh.
Vải không bị nhăn hay bị nhàu sau khi giặt, giúp bạn dễ dàng giặt giũ và bảo quản.
Mang lại cảm giác thoải mái khi mặc và an toàn cho làn da.
3.2 Nhược điểm
Tuy nhiên, vải Textile cũng có một số hạn chế cần lưu ý:
Vải có thể bị quăn mép sau thời gian sử dụng, khiến các bộ quần áo cũ không còn giữ được vẻ thẩm mỹ như ban đầu.
Dễ bị hỏng, móc rách nếu vô tình bị mắc vào các vật nhọn.
4. Ứng dụng của vải Textile
Textile không chỉ phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc mà còn được sử dụng rộng rãi trong việc trang trí nội thất. Vậy bạn đã biết những nơi nào thường xuyên sử dụng textile trong trang trí nội thất chưa? Hãy cùng khám phá những chia sẻ dưới đây từ Biluxury để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Textile được ứng dụng trong ngành thời trang, nơi mà chúng được sử dụng để tạo ra các loại quần áo, phụ kiện thời trang.
Ngoài ra, textile còn có ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực thiết kế và trang trí nội thất, giúp tạo nên sự ấm cúng, thoáng đãng và thẩm mỹ cho không gian sống.
Viết bình luận