Vải Cotton Là Gì? Các Loại Vải Cotton & Ưu Nhược Điểm
- 13.06.2022
- Người viết: Tuấn Anh lúc
Top Sản phẩm bán chạy
Vải cotton được biết đến là chất liệu phổ biến nhất hiện nay được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực may mặc thời trang. Ngoài ra, chất liệu cotton được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất chăn ga gối. Vậy vải cotton là gì? Ưu điểm, nhược điểm chất liệu vải như thế nào? Cách nhận biết các loại vải cotton ra sao? Hãy cùng Biluxury giải đáp những câu hỏi trên qua bài viết sau.
Tìm hiểu vải cotton là gì? Các loại vải cotton cao cấp phổ biến hiện nay
1. Vải cotton là gì?
Vải cotton là sợi vải tự nhiên thuộc chi Gossypium trong họ cẩm quỳ Malvaceae được làm từ nguyên liệu chính là sợi bông và các chất hóa học. Với đặc tính vượt trội như: thấm hút mồ hôi, thông thoáng, chống mài mòn hiệu quả, dễ nhuộm màu cùng khả năng chống chống lại sự xâm nhập của bụi bẩn và nấm mốc.
Vải cotton là gì?
Những thông tin về vải cotton
Nguồn nguyên liệu tự nhiên, sản xuất dồi dào nên được ứng dụng trong lĩnh vực thời trang, may mặc như: quần áo, chăn ra, gối nệm,... Song song phát triển cùng ngành nông nghiệp sợi vải tự nhiên hiện nay.
Ước tính sản lượng chất vải cotton thế giới hiện nay là khoảng 25 triệu tấn hoặc 110 triệu kiện hàng năm, chiếm 2,5% diện tích đất canh tác trên thế giới. Ấn Độ là nước sản xuất bông lớn nhất thế giới. Hoa Kỳ là nước xuất khẩu lớn nhất trong nhiều năm.
Nguyên liệu cho vải Cotton
2. Nguồn gốc vải cotton tự nhiên
Vải bông đã xuất hiện cách đây ít nhất 7000 năm có niên đại từ thiên niên kỷ thứ năm trước Công nguyên. Cũng như những mảnh vải còn sót lại từ năm 6000 trước Công nguyên ở Peru. Các nhà khảo cổ học đã được tìm thấy chất liệu cotton trong nền văn minh Thung lũng Indus (thuộc Pakistan ngày nay), thung lũng sông Nin (thuộc Ấn Độ ngày nay), thung lũng sông Hằng (thuộc Trung Quốc ngày nay).
Vải cotton nguồn gốc tự nhiên
3. 11 Loại vải cotton chất liệu tốt nhất
3.1 Vải cotton tự nhiên 100% - vải cotton Borip
Vải cotton Borip là loại vải được làm từ 100% cotton nguyên chất được xử lý bằng hóa chất để đạt tiêu chuẩn chống mục, chống mốc. Ưu điểm lớn nhất của vải cotton 100% chính là khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt. Tuy nhiên, nó có độ co giãn rất kém, dễ nhăn. Mặt khác, giá của vải sử dụng 100% sợi cotton khá cao khoảng từ 150.000 – 250.000đ/ kg.
Vải cotton 100% là gì?
Vải cotton tự nhiên 100%
3.2 Vải cotton 65/35 - vải CVC
Để khắc phục nhược điểm dễ nhăn, co giãn kém người ta đã pha thêm sợi Polyester. Vải cotton 65/35 có nghĩa vải được pha theo tỷ lệ 65% cotton và 35% Polyester. Như vậy, CVC vừa có khả năng thấm hút mồ hôi tốt lại vừa bền lâu, độ co giãn cao. Vải cotton 63/35 được ứng dụng may thành đồng phục y tế, bảo hộ lao động giúp thấm hút mồ hôi và tạo cảm giác thoải mái khi mặc.
Vải cotton 65/35 là gì?
Phân biệt cotton 100% và cotton 65/35
3.3 Vải cotton 35/65 - vải Tixi
Vải cotton 35/65 bao gồm sợi cotton và Polyester với tỷ lệ lần lượt là 35% và 65%. Đây là chất vải bền nhất trong cả 3 loại. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng vải cotton 35/65 để may áo thun, áo đồng phục.
Cách nhận biết vải cotton 100% - CVC 65/35 và Tixi 35/65
3.4 Vải cotton USA
Với cấu trúc sợi dài và dai, vải cotton USA có độ thấm hút cực cao, chịu nhiệt và chịu tần suất giặt cao mà vẫn bền và giữ màu đẹp. Nhờ sở hữu các ưu điểm của cotton truyền thống lại khắc phục hầu hết các nhược điểm như dễ nhăn, độ co giãn thấp, vải cotton USA thường được dùng để sản xuất đồ lót. Thậm chí, chất liệu này được ưu tiên sản xuất đồ lót cho trẻ em không gây kích ứng.
Vải cotton USA là gì?
3.5 Vải cotton Poly
Cotton Poly là loại vải được tạo ra từ quá trình tổng hợp cotton nguyên chất pha với sợi tổng hợp khác. Tỷ lệ pha giữa cotton và Polyester sẽ khác nhau giữa các nhà sản xuất. Tuy nhiên, loại sợi tổng hợp này có tỷ lệ cotton càng lớn so với Polyester thì vải càng mềm và thông thoáng.
Ưu điểm của cotton Poly có thể kể đến như trọng lượng vải nhẹ, độ bền cao hơn, khả năng co giãn cực cao trong khi giá thành rẻ hơn so với vải cotton truyền thống.
Vải cotton Poly là vải tổng hợp 2 chất liệu Cotton và Polyester
3.6 Vải cotton Satin
Đây thực chất là loại vải sợi bông truyền thống nhưng đã được dệt và định hình lại theo kiểu Satin. Về quy trình sản xuất, để tạo ra được vải cotton Satin người ta sẽ pha cotton với Satin đảm bảo vải vừa có độ bóng của Satin vừa có sự mềm mại, thông thoáng của cotton.
Vải cotton Satin không bị nhăn, nhàu mỗi khi giặt hoặc vò tay, khả năng thấm hút cực tốt và thân thiện với làn da của người dùng. Nhờ sợi vải có kích thước cực nhỏ và mật độ dày nên vải cotton Satin rất bền, kể cả khi giặt thường xuyên. Nhờ những ưu điểm trên, người ta thường sử dụng loại vải này để sản xuất vỏ gối, chăn đệm.
Vải cotton satin là gì?
3.7 Vải cotton pha Spandex
Ngoài chất liệu Polyester, Spandex cũng là chất liệu được sử dụng pha với cotton nhiều nhất. Vải cotton pha Spandex có khả năng co giãn tốt, đa dạng màu sắc để lựa chọn.
Ưu điểm khác của loại vải này là khả năng thấm hút tốt, độ bền màu cao, chất liệu mềm mượt và có khả năng kháng khuẩn bảo vệ da. Đặc biệt, khi đốt vải cotton pha Spandex, bạn sẽ ngửi thấy mùi tương tự mùi giấy cháy.
Vải cotton pha Spandex là gì?
3.8 Vải cotton lạnh là gì?
Vải cotton lạnh là chất vải có thành phần tổng hợp từ polyester hoặc nilon để tăng sự co giãn, đàn hồi. Một số loại khác sẽ pha thêm spandex với tỷ lệ từ 2% đến 5%. Vải cotton lạnh được sử dụng rất nhiều trong đồ mặc tại nhà vì có nhiều ưu điểm vượt trội.
Vải cotton lạnh là gì?
3.9 Vải cotton nhung
Vải cotton nhung là sự kết hợp thú vị giữa hai chất liệu tưởng chừng như rất khác biệt. Ưu điểm của loại vải này là bền mặt cực kì mềm mịn nhưng lại thoáng mát, ít nhăn, ít xù lông và độ bền màu cao. Bạn hoàn toàn có thể mặc quần áo làm bằng chất liệu này vào mùa hè. Bởi khác với những gì chúng ta cảm nhận về nhung, vải cotton nhung thấm hút mồ hôi rất tốt, thông thoáng giúp điều chỉnh thân nhiệt và làm mát cực nhanh.
Vải cotton nhung là gì?
3.10 Vải cotton Ai Cập
Đây là loại vải có xuất xứ từ Ai Cập. Được mệnh danh là “vua” của các loại cotton, vải cotton Ai Cấp mềm mại và bền bỉ tuyệt đối so với cotton thông thường. Điểm tạo nên sự tinh tế và đáng giá cho loại vải cao cấp này chính là độ bóng tự nhiên. Chất liệu này óng ả, mềm mượt và có thể sử dụng trong mọi loại thời tiết. Ngoài ra, vải cotton Ai Cập không bị phai màu và co khi giặt.
Vải cotton Ai Cập là gì?
3.11 Vải cotton lụa
Vải cotton lụa được tạo nên qua quá trình tổng hợp chất liệu cotton tự nhiên với sợi tơ tằm thượng hạng. Tùy vào từng nhà sản xuất và phân khúc khách hàng mà tỷ lệ giữa hai chất liệu này khác nhau. Tuy nhiên, do tơ tằm thượng hạng rất hiếm và đắt đỏ nên thông thường trong vải cotton Borip, cotton sẽ chiếm tỷ lệ 90% còn lụa là 10%. Loại vải này được coi là “bản dupe” giá rẻ của vải tơ tằm thượng hạng thuần túy.
Vải cotton lụa là gì?
Chất liệu cotton lụa được mọi người ưa thích
4. Ưu điểm và nhược điểm của chất liệu vải cotton
Không chỉ riêng vải cotton mà loại vải nào cũng sẽ có cả ưu điểm và nhược điểm. Cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của loại vải cotton ngay sau đây nhé.
4.1. Ưu điểm của chất liệu cotton
Thấm hút mồ hôi, thoáng mát: Vải cotton có thể thấm hút mồ hôi cực tốt tạo cảm giác thông thoáng giúp bạn loại bỏ mùi hôi, giảm thân nhiệt đặc biệt là trong những ngày mùa hè nóng bức. Vậy nên, vải cotton thường được sử dụng làm đồ lót nam nữ.
Độ bền cao: Vải bông được đánh giá là khá bền, dẻo dai và có thể chịu được tần suất giặt giũ thường xuyên. Ngoài ra, vải rất nhanh khô sau khi giặt và có thể sử dụng trong máy giặt và dùng chung với các chất tẩy rửa. Chính vì vậy, sử dụng vải sợi cotton là cách để tăng tuổi thọ bộ trang phục.
Dễ nhuộm màu: Khi nhuộm vải, màu của vải cotton lên đúng màu thuốc nhuộm. Ngoài ra, loại vải này có khả năng cầm màu khá tốt, không bị phai theo thời gian.
Khả năng co giãn: Vải được làm từ sợi cotton 100% có khả năng co giãn kém, ngược lại các loại vải pha cotton với Polyester lại có mức độ co giãn tốt.
An toàn với làn da và sức khỏe: Bởi sản xuất bằng nguyên liệu tự nhiên, vải cotton không gây ra tình trạng kích ứng trên da cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người bị dị ứng trên da hoặc hen suyễn.
Bảng so sánh các đặc điểm của vải cotton
4.2. Nhược điểm của chất liệu cotton
Vải cotton rất dễ bị nhăn sau khi giặt, điều này khiến bạn phải là ủi đồ thường xuyên. Vải sợi cotton có giá thành cao, dao động trong khoảng từ 100.000 – 250.000đ/ kg.
Ưu điểm và nhược điểm của chất liệu vải cotton
5. Cách phân biệt các loại vải cotton
Vải cotton 100% dễ bị nhăn nhưng không bị rũ và lạnh, khác với vải cotton pha sẽ khó nhăn và chất vải có độ bóng đẹp hơn.
Cách thứ 2 là mang đốt 1 mảnh vải nhỏ, nếu lửa cho ra màu hồng và khói màu xám và sau cùng không để lại tro nhựa thì đó là cotton. Dưới đây là bảng so sánh các loại cotton khi cháy
Cách cuối cùng là thấm qua nước. Nếu bề mặt vải nhanh chóng thấm nước đồng đều thì đó là vải cotton, so với cotton pha thêm chất liệu PE sẽ thấm nước chậm hơn.
Cách nhận biết vải cotton bằng nhiệt
6. Quy trình sản xuất vải cotton
Vải cotton đã xuất hiện từ rất lâu đời, có nguồn gốc từ những sợi bông thiên nhiên với quy trình thu hoạch và sản xuất được thực hiện như sau:
Quy trình sản xuất vải cotton gồm 5 bước cơ bản
Hình ảnh phóng to sợi vải Cotton
Video: Quy trình sản xuất vải Cotton
6.1. Tiến hành thu hoạch xơ bông và phân loại
Thông thường, thời gian thu hoạch bông sẽ rơi vào tháng 11 đến tháng 12 hàng năm, và được chia thành 3 đợt cụ thể như sau:
- Đợt 1: Thu hoạch quả bông đã nở 5 - 6 quả ở phần dưới của cây
- Đợt 2: Sau khoảng 10 - 15 ngày, tiếp tục thu hoạch những quả bông ở thân cây đã nở
- Đợt 3: Lúc này tiến hành thu hoạch những quả bông còn lại, có nghĩa là phần ngọn cây.
Quá trình thu hoạch sợi bông cotton
Trong ba đợt thu hoạch này, người thợ đều phải làm công việc phân loại và chọn ra những sợi bông tốt nhất.
6.2. Tinh chế xơ bông
Sau khi loại bỏ tạp chất và đợi bông khô, nhà máy sản xuất tiếp tục tiến hành tinh chế xơ bông bằng cách xé nhẹ nhàng bông, sao cho vẫn đảm bảo được chất lượng của chúng. Sau bước này, bông được đưa vào lò hơi để tiếp tục lọc bỏ những tạp chất như: nitơ, pectin, các axit hữu cơ, màu thiên nhiên để cho ra màu tự nhiên nhất.
Quy trình tinh chế sợi cotton bông
6.3. Hòa tan và kéo sợi
Ở bước này sợi bông đã có dạng lỏng, nhà máy sẽ tiếp tục hòa trộn bông với các dung dịch đặc biệt rồi tiến hành kéo sợi.
Quy trình hòa tàn và kéo sợi bông trong nhà máy
6.4. Dệt vải cotton
Sau khi đã được kéo thành sợi bởi phương pháp kéo căng, người thợ tiếp tục công đoạn dệt vải thành các tẩm vải cotton. Sau đó, vải được làm bóng trương nở nhằm tăng khả năng thấm hút và bắt màu tốt hơn.
Dệt vải cotton bằng thiết bị chuyên dụng
6.5. Nhuộm màu vải cotton
Nhuộm màu là bước cuối cùng để hoàn thiện quá trình sản xuất vải cotton.
Nhuộm màu vải cotton là giai đoạn cuối cùng để thành phẩm
7. Ứng dụng của chất liệu vải cotton là gì?
7.1. Vải cotton được dùng trong các mặt hàng thời trang
Vải cotton được ứng dụng rất nhiều trong ngành thời trang. Nhờ các ưu điểm nổi bật mà nhiều thương hiệu nổi tiếng hiện nay đều sử dụng vải cotton để sản xuất quần áo.
Chất vải cotton được ứng dụng phổ biến trong ngành thời trang, may mắc
Vải cotton trong may mặc, phụ kiện
7.2. Vải cotton được dùng để sản xuất chăn gối
Vải cotton cũng được dùng để sản xuất chăn ga, vỏ gối. Sự mềm mại, thoáng mát của bộ chăn ga gối bằng vải cotton sẽ mang đến cho người dùng giấc ngủ sâu, thoải mái.
Sợi cotton có đặc tính thoáng mát rất được ưa chuộng để sản xuất chăn ra, gối nệm
8. Hướng dẫn vệ sinh bảo quản chất liệu cotton
8.1. Hạn chế ngâm trong xà phòng
Mặc dù vải cotton có độ bền cao, sử dụng được với các chất tẩy rửa nhưng không đồng nghĩa với việc bạn sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa lên vải. Cũng như vậy, việc ngâm vải quá lâu và thường xuyên trong xà phòng sẽ làm màu vải bị phai dần. Chính vì vậy, bạn chỉ nên ngâm vài phút hoặc tiến hành giặt luôn để giúp bảo quản loại vải này bền lâu.
Chất cotton rất dễ bị bay màu khi ngâm trong chất tẩy quá lâu
8.2. Cần phân loại vải trước khi giặt
Không chỉ riêng với vải cotton, khi giặt đồ bạn nên phân loại vải trước khi giặt. Cụ thể, bạn nên giặt các món đồ có cùng màu, cùng chất liệu với nhau. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng quần áo bị phai màu vào nhau.
Phân loại quần áo theo màu sắc, chất liệu trước khi giặt
8.3. Không nên sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh
Để bảo quản quần áo không bị hỏng, bạn nên lựa chọn những loại bột giặt có độ PH trung tính từ 5.5 – 6.5. Sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh có thể làm giảm độ bền của vải cotton, khiến vải dễ bị mục, phai và loang lổ.
Đặc biệt, với những loại đồ lót được làm từ chất liệu cotton, bạn không nên ngâm trong chất tẩy rửa mạnh quá 30 phút. Điều này không chỉ làm hỏng đồ lót mà còn ảnh hưởng tới da và sức khỏe vùng kín.
Chất tẩy rửa mạnh không an toàn cho da và chất lượng sợi vải cotton
8.4. Nên phơi quần áo chất liệu cotton ở nơi thông thoáng, tránh nắng gắt
Bạn nên ưu tiên phơi đồ tại những nơi thoáng mát để đảm bảo vải cotton đạt được độ bền tối đa nhưng tránh phơi trực tiếp dưới nắng gắt.
Nên phơi quần áo chất liệu cotton ở đâu?
9. Một số câu hỏi thường gặp về chất liệu cotton
- Độ bền: Chiều dài sợi điển hình của bông thông thường là 1 inch. Trong khi Supima là khoảng 1,5 inch, do đó làm cho bông Supima bền gấp đôi so với bông thông thường.
- Độ mềm: Các sợi dài thêm biến thành một loại vải cực kỳ mềm và mịn giúp ngăn ngừa nấm mốc. Nhờ đặt tính mềm mịn, vải Supima mềm hơn và mềm hơn sau mỗi lần giặt.
- Giữ màu: Vải làm bằng bông Supima hấp thụ thuốc nhuộm tốt hơn nhiều so với vải bông thông thường. Dẫn đến màu sắc đậm hơn, phong phú hơn, giữ được độ sống động trong nhiều năm tiếp theo và không bị phai sau khi giặt.
Xem thêm các bài viết khác:
- Hướng dẫn Vải satin là vải gì? Nguồn gốc, ưu nhược điểm và ứng dụng của vải satin
- Vải canvas là vải gì? Những điều cần biết về chất liệu vải sợi canvas
- Vải linen là gì? - Thông tin đầy đủ nhất cho bạn về chất liệu vải lanh
- Cách giặt áo da bằng bột giặt
Viết bình luận