GIỎ HÀNG CỦA TÔI
0 SẢN PHẨM
TỔNG TIỀN:
0₫
TUYỆT VỜI!! Sản phẩm của bạn đã được thêm vào giỏ hàng
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Sản phẩm thường được mua cùng
Vải satin là gì? Đặc điểm, ưu nhược và ứng dụng vải lụa satin

Vải satin là gì? Đặc điểm, ưu nhược và ứng dụng vải lụa satin

Vải satin từ lâu đã trở thành một trong những loại vải có tính ứng dụng cao trong may mặc nhờ vào những ưu điểm vượt trội. Vậy vải satin là gì? Đâu là sự khác biệt giữa các loại vải satin là gì? Hãy cùng Biluxury tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Những thông tin cơ bản về vải satin

Những thông tin cơ bản về vải satin

1. Vải satin là vải gì?

Vải satin là loại vải có chất liệu đặc trưng bóng, mịn thường có mặt trên bóng và mặt sau xỉn màu. Vải satin áp dụng kiểu dệt sa tanh là kỹ thuật dệt vân đoạn, tạo nên sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc. Nhờ kỹ thuật dệt đó mà hầu hết các dòng vải lụa satin đều có kết cấu chặt chẽ, bề mặt óng ánh tự nhiên và khả năng bám bụi kém.

Vải satin có thể được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, để vải giữ được độ bóng và mướt, nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất vẫn là sợi tơ tằm, sợi polyester và sợi viscose.

màu vải lụa satin

Vải satin là vải gì? Một số màu vải lụa satin phổ biến nhất hiện nay

2. Vải satin có nguồn gốc như thế nào?

Nhiều nghiên cứu lịch sử chỉ ra rằng, vải satin bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào thời kỳ Phục Hưng, khi đó vải còn được gọi với cái tên khác là “satun”. Một thời gian sau đó, từ “satun” được chuyển dần sang “saeta” để miêu tả vẻ ngoài bóng loáng của loại vải này. Vải lụa Satin bắt đầu trở nên thịnh hành hơn khi những người thợ máy ở Trung Quốc bắt đầu phát minh ra kỹ thuật dệt lụa.

Dù đã cố gắng bảo vệ bí mật trong hơn 2000 năm nhưng cuối cùng kỹ thuật cũng bị rò rỉ sang các nước Đông Nam Á khác. Đến thời Trung Cổ, vải lụa satin bắt đầu được sản xuất tại các nước Châu Âu, tuy nhiên vì tính khan hiếm và giá thành đắt đỏ, loại vải này dường như chỉ được các bậc vua chúa, tầng lớp thượng lưu sử dụng để may quần áo.

3. 8 Loại vải satin phổ biến hiện nay

3.1. Vải satin lụa

Vải lụa satin từ lâu đã được xếp vào hàng nhưng chất vải cao cấp nhất hiện nay. Lụa satin có ưu điểm về độ nhẹ, mướt và mịn màng. Khi mặc quần áo được may từ chất liệu lụa satin, bạn sẽ cảm nhận được độ mềm, vô cùng nhẹ và đặc biệt không gây hiện tượng tích điện khi vào mùa đông. Ngoài ra, vải lụa satin cũng rất mát và thoáng, hoàn toàn không gây cảm giác bí bách khi mặc vào mùa hè.

thời trang vải lụa satin

Chất liệu vải lụa satin tạo cảm giác thông thoáng, thoải mái cho người mặc

Vải lụa satin không chỉ được ứng dụng nhiều trong may mặc mà cả trong các sản phẩm chăn ga gối đệm, loại vải này vẫn phát huy được ưu điểm của nó. Với các sản phẩm chăn ga gối được sản xuất từ vải satin sẽ mang một vẻ bề ngoài rất cao cấp và thu hút. Sản phẩm có khả năng thoáng mát, nhẹ và không bám bụi. Ngoài màu sắc trơn thông thường, một số hãng sản xuất cũng thêm vào các họa tiết hoa văn để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

vải lụa satin

Vải lụa satin ứng dụng phổ biến để sản xuất sản phẩm chăn, ga, gối, nệm

Vải lụa satin cao cấp hầu hết được sản xuất từ chất liệu chính là lụa tơ tằm chất lượng cao, có độ rũ và độ óng ả, mềm mại, giúp mang lại trải nghiệm tốt nhất đến với bất kỳ sản phẩm nào sử dụng loại vải này.

3.2. Vải satin cotton

Vải cotton satin còn được gọi với tên gọi khác là cotton satin Hàn Quốc. Loại vải này về bản chất cũng là một dạng cotton truyền thống, nhưng lại được áp dụng kỹ thuật dệt của vải satin nên gọi là vải cotton satin. Tuy nhiên, số lượng các sợi cotton ít hơn nên vẫn giữ được khả năng thông thoáng và thấm hút tốt.

vải cotton satin

Vải cotton satin dệt từ sợi cotton giúp tăng độ bền cao hơn

Tuy bản chất là cotton nhưng vải cotton satin vẫn có sự bóng nhất định, đặc biệt mềm mịn và không bị nhăn khi giặt như các loại cotton thông thường. Ngoài ra, độ bền của loại vải satin này cũng được đánh giá cao, tính thân thiện với làn da cũng là ưu điểm đáng nói của vải cotton satin.

3.3. Vải satin chiffon

Loại vải chiffon cuối cùng mà chúng tôi muốn kể đến đó là vải chiffon satin. Chiffon satin được kết hợp từ nhiều chất liệu tổng hợp khác nhau như nylon, satin hay poly, v.v. Vải chiffon satin có ưu điểm là mỏng nhẹ, có độ bóng, không co dãn và hoàn toàn không nhăn sau khi giặt. Nhờ vào những ưu điểm trên mà loại vải satin này được sử dụng nhiều hơn để may đồ lót của nữ giới.

Vải chiffon satin

Vải chiffon satin được kết hợp từ nhiều chất liệu tổng hợp khác nhau

3.4. 5 Loại vải satin khác

Ngoài 3 loại vải phổ biến trên thì hiện nay vải satin cũng được phân loại theo nhiều loại khác nhau.

  • Satin antique: Đây là loại vải satin khá nặng, bề mặt thường có bóng mờ và được sản xuất bằng công nghệ dệt thoi. Vì thế thường được sử dụng để may rèm cửa.
  • Satin baronet: Loại vải satin này thường có màu sắc đa dạng, thiên về sự tươi sáng nên được ứng dụng nhiều để trang trí, may đồ nội thất như rèm cửa, vỏ gối,...
  • Satin duchess: Chất vải satin này tương đối dày và nặng, giữ form cực kỳ tốt nên thường được sử dụng để may áo cưới cho cô dâu.
  • Satin messaline: Đây là loại vải được sản xuất từ lụa tơ tằm cao cấp, vải mềm, chất vải sáng thường được dùng để may trang phục cao cấp.
  • Satin polyester: Dạng vải satin này sử dụng phương pháp dệt satin truyền thống, có khả năng cách nhiệt, chống nhăn rất tốt, độ bền cao.

5 Loại vải satin đẹp

5 Loại vải satin đẹp

4. Ưu nhược điểm chất liệu vải lụa satin

4.1. Ưu điểm của vải satin

Ưu điểm nổi bật của vải satin phải kể đến đó là vải có độ bóng và mướt tạo vẻ bề ngoài cao cấp và thu hút. Bên cạnh đó, chất liệu lụa satin còn có rất nhiều màu sắc đa dạng, dễ dàng tạo ra các hoa văn thu hút để làm nổi bật sở thích và cá tính riêng của mỗi người. Vì vậy đây là chất vải có tính ứng dụng cao không chỉ trong các sản phẩm may mặc thông thường mà cả trong các sản phẩm chăn ga gối đệm cao cấp. Hơn nữa, chất vải satin còn có khả năng giữ ấm tốt vào mùa đông và vẫn thoáng mát vào mùa hè.

Ưu điểm của vải satin trong may mặc thời trang

Ưu điểm của vải satin trong may mặc thời trang

4.2. Nhược điểm của vải satin

Cũng vì đặc tính không thể tạo nếp gấp và độ nhăn nhất định nên nhược điểm của vải satin đó là khó tạo kiểu thiết kế trên quần áo. Một số loại lụa satin còn dễ bị rách trong quá trình sử dụng. Và vì tính chất hóa học của loại vải này, bạn cần lưu ý vì chúng rất dễ bắt lửa trong quá trình sử dụng. Một nhược điểm khác của vải satin đó là giá thành khá cao so với mặt bằng giá chung các loại vải khác trên thị trường.

nhược điểm vải satin

Nhược điểm đáng chú ý vải satin

Ưu nhược điểm chất liệu vải satin

Ưu nhược điểm chất liệu vải satin

5. Những ứng dụng nổi bật của vải satin

Như đã đề cập ở trên, vải satin có tính ứng dụng cao, nổi bật nhất là trong hai lĩnh vực may mặc và chăn ga gối đệm.

5.1 Thời trang, may mặc

Vải satin được sử dụng nhiều khi may các loại áo khoác cho vận động viên bóng chày, quần thể thao, nội y phụ nữ, váy cưới, áo sơ mi hoặc các loại áo ngủ. Ngoài ra, vải satanh đặc biệt còn được dùng để sản xuất giày múa ba lê và các loại túi xách hàng hiệu.

ứng dụng vải satin trong may mặc

Ứng dụng vải satin trong thời trang may mặc

5.2 May áo cưới

Trong may mặc và thời trang, vải satin được ưa chuộng nhiều để may áo cưới cô dâu. Những bộ lễ phục này vừa mang lại sự thoải mái cho người mặc vừa đem lại những giá trị thẩm mỹ cao, tạo nên một sự trang trọng và nhã nhặn cho ngày trọng đại của cuộc đời người con gái.
vải satin trong may áo cưới
May áo cưới bằng vải satin

5.3. May đồ lót

Bởi vì sở hữu tính chất mềm mại, cũng như việc giá cả đã có sự điều chỉnh thích hợp nên vải satin cũng được ứng dụng nhiều để may đồ lót như quần lót, áo ngực, áo lót,...

ứng dụng vải lụa để may đồ lót

Ứng dụng vải lụa để sản xuất thời trang áo ngủ cho phái nữ

5.4 Sản xuất chăn ga gối

Thêm một ứng dụng của vải satin nữa đó là trong ngành sản xuất chăn, ga, gối, đệm. Vải lụa satin được nhiều thương hiệu lớn như Hanvico, Everon sử dụng để sản xuất sản phẩm chăn ga gối. Chính vì ưu điểm mềm mại, thoáng mát và có độ bóng tạo vẻ cao cấp nên các sản phẩm này rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

vải satin trong may chăn ga gối

Ứng dụng vải sa tanh may chăn gối

5.5. Trang trí nội thất

Hiện nay vải satin được người tiêu dùng ứng dụng rộng rãi để làm vật dụng trang trí nội thất như rèm cửa, thảm trải sàn, vỏ gối, vỏ sofa,... Vì được làm từ vải satin nên các sản phẩm này đem lại giá trị thẩm mỹ cao cho ngôi nhà.

ứng dụng vải lụa satin trang trí nội thất

Ứng dụng vải lụa satin để trang trí nội thất tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Những ứng dụng nổi bật của vải satin

Những ứng dụng nổi bật của vải satin

6. Hướng dẫn cách bảo quản vải satin hiệu quả

6.1 Hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

Các loại vải trên thị trường khi được trao đến người tiêu dùng đều có kèm nhãn mác và hướng dẫn sử dụng, kèm theo những lưu ý đặc biệt đối với sản phẩm đó. Các sản phẩm được làm từ vải satin cũng tương tự. Hầu hết nhà sản xuất sẽ chỉ ra một số lưu ý quan trọng trong việc sử dụng vải, giặt, là ủi để có thể giữ được độ bền tốt nhất. Thông thường, để sản phẩm từ vải satanh sử dụng được lâu nhất, nhà sản xuất sẽ khuyến cáo không nên giặt vải bằng máy mà phải giặt bằng tay và phơi dưới nắng nhẹ.

Đọc hướng dẫn sử dụng sản phẩm vải satin

Đọc hướng dẫn sử dụng sản phẩm vải satin

Lưu ý khi sử dụng bàn là:

Bản thân những sản phẩm từ vải lụa satin đã rất dễ cháy do kết cấu mỏng. Do đó mà khi tiến hành là ủi, bạn cần có một số lưu ý như sau:

Hãy lật mặt trong của sản phẩm để ủi để giữ được độ bóng của vải, hoặc có thể sử dụng một miếng lót để không làm hư hại đến chất liệu vải;

Để nhiệt ủi ở mức nhỏ nhất để hạn chế tình trạng cháy.

Là ủi vải satin

Là ủi vải satin cần chú ý

6.2 Tăng độ bền của sản phẩm

Trước khi giặt trong lần giặt đầu tiên, bạn có thể ngâm sản phẩm vào nước muối pha loãng trong khoảng 2 tiếng để giũ sạch bụi đồng thời giữ màu vải tốt hơn. Những sản phẩm từ vải satin nên được giặt riêng và phơi ở không gian có nắng nhẹ để không làm ảnh hưởng đến màu của sản phẩm.

lưu ý khi sử dụng vải satin

Vải satin lưu ý khi giặt

7. Một số câu hỏi thường gặp về vải satin

1. Quần áo làm từ vải satin có dễ bị nhăn khi mặc hay không?
Nguyên liệu được sử dụng để tạo ra vải satin là sợi tơ tằm, sợi polyester và viscose nên vải có sự bóng và trơn láng nhất định. Đặc biệt mềm mịn và không bị nhăn khi giặt như các loại cotton thông thường.

2. Những lưu ý nào khi giặt và bảo quản vải satin?
Với chất vải lụa satin, bạn không nên giặt máy cũng như sấy khô. Nên giặt bằng tay và vò nhẹ nhàng để tránh làm xước bề mặt vải. Nếu phải giặt bằng máy nên điều chỉnh máy giặt ở chế độ nhẹ nhất hoặc chế độ giặt tay để đảm bảo cho độ quần áo, chăn ra.
Ngoài ra chỉ nên phơi dưới ánh nắng nhẹ và chọn nơi thoáng mát.

3. Đâu là sự khác nhau giữa lụa và satin?
"Lụa" là tên gọi của sợi tơ tằm còn "satin" là tên gọi từ cách dệt vải khi kết hợp cá nguyên liệu thành vải. Sợi tơ có thể được sử dụng để tạo thành vải satin nhưng nó cũng có thể được dệt theo các kiểu khác như lụa. Satin có thể được làm từ bất kỳ sợi nào không chỉ là lụa.

Xem thêm các bài viết khác:

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên