Futsal world cup là gì? Tất tần tật thông tin về giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới.
- 29.07.2022
- Người viết: Tuấn Anh lúc
Top Sản phẩm bán chạy
[Giảm 33%] Combo Áo Sơ Mi Basic 7SMDB008XDM + Quần Âu Bền Màu 7QAUB003TTT
699,000₫
1,044,000₫
Có một sự thật rằng, Futsal là bộ môn thể thao mà Việt Nam giành được rất nhiều giải thưởng nhưng lại không nhiều người biết đến. Đại đa số người Việt Nam đều chăm chú theo dõi các giải bóng đá trong nước và thế giới, bao gồm World Cup Futsal? Vậy Futsal là gì? Giải đấu bóng đá này có gì đặc biệt? Hãy cùng Biluxury thảo luận trong bài viết chia sẻ sau.
1. World Cup Futsal là gì?
Nếu bạn là một người yêu thích thể thao, đặc biệt là bộ môn bóng đá vua vậy thì ắt hẳn đã không còn xa lạ gì với Futsal.
Theo đó, Futsal là giải đấu bóng đá có luật thi đấu rất khác biệt với bóng đá bình thường. Đặc biệt, môn bóng đá sân nhỏ này không hề diễn ra trong các sân cỏ thông thường mà được tổ chức trong nhà thi đấu. Nguồn gốc của cái tên Futsal được bắt nguồn từ cụm từ futebol de salão Bồ Đào Nha, football en salle của Pháp và fútbol de salón của Tây Ban Nha, nghĩa là một thể thao bóng đá trong nhà.
Tuy vậy, nhánh nhỏ của bóng đá này không quá phổ biến. Thế nhưng nếu bạn đã từng theo dõi một trận đấu Futsal thực thụ thì sẽ không khỏi bị hấp dẫn. Điều đặc biệt của Futsal là yếu tố thể lực và kỹ năng chuyền bóng là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Lần đầu tiên, giải bóng đá trong nhà này được tổ chức là vào năm 1989 rồi dần dần phổ biến trên thế giới. Futsal được tổ chức 4 năm một lần và đã được tổ chức thuận lợi 8 kỳ Futsal World Cup tại một số quốc gia như Hà Lan, Brazil, Hong Kong, Tây Ban Nha,...
World Cup Futsal là gì?
Tìm hiểu về Futsal World Cup
2. Lịch sử hình thành và phát triển của Futsal
Được biết, Futsal được ra đời lần đầu tiên vào năm 1930 khi một giáo viên tên là Juan Carlos Ceriani tại Uruguay có ý định tạo ra một môn thể thao thật ý nghĩa cho Hiệp hội Thanh Niên Cơ Đốc YMCA. Theo đó, sau khi Uruguay giành chức vô địch World Cup vào năm 1924 và năm 1928 thì môn thể thao trở nên cực kỳ phổ biến tại Uruguay.
Do đó, vị giáo viên này đã tạo ra Futsal dựa trên nền tảng của môn bóng đá sân cỏ nhưng lại chơi trên sân bóng rổ. Đây là bước ra đời đầu tiên của bộ môn thể thao Futsal.
Để lập quy tắc cho môn thể thao, vị giáo viên đã dựa theo nhiều quy tắc của bộ môn thể thao khác nhau như không chạm tay vào bóng của môn bóng đá, lượng người chơi là 5 người dựa trên quy tắc chơi bóng rổ hay quy tắc về môn thể thao bóng nước,...
Tuy nhiên, những quy tắc này còn chưa thể thống nhất hoàn toàn. Vì vậy, sau đó vào năm 1954 hai người trong hội Cơ Đốc YMCA đã tiến hành thống nhất lại toàn bộ quy tắc nhờ vậy cả người cao tuổi vẫn có thể tham gia bộ môn thể thao này. Vào năm 1965, Liên Đoàn Bóng Đá Futsal Nam Mỹ bao gồm các thành viên Brazil, Peru, Argentina, Paraguay, Uruguay và tổ chức nên một mùa giải Futsal mang tầm quốc tế.
Môn thể thao này càng được phổ biến hơn khi Liên đoàn Futsal Quốc tế FIFUSA được thành lập vào năm 1971. Từ đây, FIFUSA đã tiến hành làm việc với các nước châu Âu để đưa Futsal trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động, hiện nay tổ chức FIFUSA ban đầu đã lập nên một tổ chức mới tên là AMF để quản lý và quảng bá Futsal trên toàn thế giới. Ngoài ra, do những tranh chấp và các cuộc bỏ phiếu không hoàn thành nên FIFA không thể hợp nhất FIFUSA. Do đó, hiện nay FIFA cũng đang ra sức phát triển Futsal với hệ thống của riêng mình.
Lịch sử hình thành và phát triển của Futsal
3. Lịch sử các kỳ của giải đấu bóng đá World Cup Futsal?
Như đã nói ở trên, World Cup Futsal được tổ chức 4 năm một lần, đã có 8 kỳ được tổ chức thành công tại một số quốc gia. Cụ thể, lần đầu tiên World Cup Futsal được tổ chức là tại Hà Lan, vào năm 1989.
Thực tế, lịch sử của giải bóng đá trong nhà này được khởi nguồn tại Montevideo, Uruguay vào năm 1930, cùng năm khai mạc World Cup. Và người đã có công khai sinh và đưa bộ môn thể thao này phát triển là Juan Carlos Ceriani. Vào thời điểm đó, mỗi đội thi đấu Futsal sẽ chỉ có 5 người mà thôi.
World Cup Futsal 2004 bao gồm 4 đội châu Á, châu Phi 1 đội, châu Đại Dương 1 đội, châu Âu 5 đội, Nam Mỹ 3 đội và Bắc Mỹ, Trung Mỹ 2 đội tham gia vào vòng chung kết.
World Cup Futsal 2008 có 20 đội tham gia
World Cup Futsal 2012 trở đi, đã có 24 đội tham gia.
Chiến thắng giải đấu Futsal World Cup
Lịch sử các kỳ của giải đấu Futsal World Cup
Tuy nhiên, vào thời kỳ đầu tổ chức giải bóng đá trong nhà Futsal thì chỉ có một số quốc gia châu Âu chú trọng đầu tư như Brazil, Ý và Tây Ban Nha. Tuy vậy, ngày nay môn bóng đá này đã trở nên phổ biến, được khắp thế giới đón nhận, thu hút nhiều châu lục khác tham gia vào giải đấu này.
Năm tổ chức | Nước chủ nhà | Số đội | Nhà vô địch |
Năm 1989 | Hà Lan | 16 | Brazil |
Năm 1992 | HongKong | 16 | Brazil |
Năm 1996 | Tây Ban Nha | 16 | Brazil |
Năm 2000 | Guatemala | 16 | Tây Ban Nha |
Năm 2004 | Đài Bắc - Trung Quốc | 16 | Tây Ban Nha |
Năm 2008 | Brazil | 20 | Brazil |
Năm 2012 | Thái Lan | 24 | Brazil |
Năm 2016 | Colombia | 24 | Argentina |
Năm 2020-2021 | Litva |
4. Những điểm đáng chú ý của luật thi đấu World Cup Futsal
4.1. Thời gian thi đấu
Thực tế thì mỗi bộ môn thể thao sẽ có những quy định riêng về thời gian thi đấu, Futsal cũng vậy. Cụ thể, Futsal sẽ có hai hiệp thi đấu, mỗi hiệp kéo dài 20 phút, thời gian nghỉ giữa hai hiệp là 15 phút.
4.2. Luật bắt đầu thi đấu
Thủ túc trước khi bắt đầu thi đấu là trọng tài sẽ tiến hành tung đồng xu. Đội nào thắng sẽ có quyền chọn cầu môn, trong khi đội còn lại có quyền giao bóng.
Ở hiệp 2, hai đội sẽ tiến hành đổi sân cho nhau. Đội giao bóng ở hiệp này là đội chiến thắng, cũng là đội không giao bóng ở hiệp 1.
4.3. Luật thi đấu của Futsal
Sau vòng loại, sẽ có 8 đội lọt vào tứ kết bao gồm hai đội đứng đầu bảng, và đội xếp thứ ba có số điểm cao nhất. Điều đặc biệt của Futsal World Cup so với bóng đá sân cỏ là ở màn đá phạt trực tiếp.
Luật thi đấu Futsal World Cup
Trong khi với môn bóng đá bình thường, nếu sau hai hiệp mà vẫn chưa xác định đội thắng thì sẽ thực hiện đá penalty đến khi có kết quả. Ngược lại, với Futsal nếu như sắp hết giờ thi đấu nhưng có một đội được hưởng đá phạt penalty thì trận đấu vẫn sẽ được diễn ra cho đến khi thực hiện xong.
Ngoài ra, mỗi đội sẽ có 1 phút hội ý cho mỗi hiệp thi đấu và sẽ có những quy định riêng đối với quá trình hội ý này, bao gồm:
Quan chức của đội bóng mới có quyền yêu cầu hội ý và thông báo với trọng tài, sau đó thực hiện bấm giờ.
Khi trọng tài thổi còi kết thúc hội ý thì hai đội phải trở lại sân đấu ngay lập tức.
Trong khi hội ý thì các cầu thủ dự bị vẫn phải ở ngoài sân, chỉ có cầu thủ chính thức được tham gia hội ý.
Quy định luật thi đấu Futsal
4.4. Quy định về số lượng người tham gia thi đấu Futsal? Luật thay người trong Futsal?
Số lượng cầu thủ mỗi đội của World Cup Futsal rất khác với bóng đá bình thường, chỉ có 5 người chính thức so với 11 người của bóng đá thông thường.
Đội hình 5 người bao gồm thủ môn, hậu vệ thòng, tiền về, tiền vệ cánh.
Về luật thay người thì World Cup Futsal quy định số lượng tối đa thay người là 7, số lần thay không hạn chế. Nếu một trong hai đội bóng chỉ có 3 cầu thủ trên sân thì trận đấu bóng đá trong nhà sẽ kết thúc.
Quy định về số lượng người tham dự của mỗi đội giải đấu Futsal
Mặc dù quy định thay người này rất linh hoạt khi cho phép các cầu thủ đã bị thay thế rồi vẫn có thể được thay vào sân. Tuy nhiên, nhìn chung cũng cần phải tuân theo quy định thay người sau:
Cầu thủ bị thay thế phải ra ngồi ở khu vực thay thế của đội
Trọng tài có thể quyết định một cầu thủ dự bị nào đó có được ra sân thi đấu hay không
Khi đã thực hiện thay thế người, thì cầu thủ bị thay thế sẽ trở thành dự bị, ngược lại người thay thế vào sân sẽ trở thành cầu thủ chính thức.
4.5 Trọng tài của giải bóng đá trong nhà World Cup Futsal
Trọng tài của giải bóng đá trong nhà này là người điều khiển trận đấu, có quyền quyết định dừng trận đấu nếu có các vấn đề xảy ra, hay các tác động từ bên ngoài sân thi đấu.
Ngoài ra, Futsal còn có một tài phụ chuyên cho ghi chép lại những số liệu xuyên suốt trận đấu. Trọng tài chính và trọng tài phụ có thể thay thế cho nhau trong những trường hợp cần thiết hoặc có thương tích xảy ra.
Trọng tài của giải Futsal World Cup
Đội tuyển Việt Nam tại Futsal World Cup
4.6. Sự khác biệt giữa giải bóng đá trong nhà Futsal và bóng đá thông thường
Hình thức của hai môn thể thao này có nhiều điểm tương đồng, thế nhưng khác biệt vẫn tồn tại rất nhiều. Sau đây là một số điểm khác biệt tiêu biểu.
Bóng đá trong nhà Futsal | Bóng đá thông thường | |
Số lượng cầu thủ trên sân | 5 cầu thủ | 11 cầu thủ |
Thời gian thi đấu | 40 phút | 90 phút |
Thời gian nghỉ giữa hai hiệp | 15 phút | 15 phút |
Số lần thay người | Không giới hạn | 3 lần |
Thời gian hội ý | 1 phút | Không có |
Kích thước sân bóng thi đấu | 42m x 25m | 105m x 68m |
Điểm nhác nhau giữa FUTSAL vs FOOTBALL
Bên cạnh đó, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng sân bóng đá bình thường thì bề mặt là sân cỏ, trong khi Futsal mặt sàn được làm bằng gỗ, hoặc các vật liệu phù hợp miễn sao mặt sàn đảm bảo yếu tố mịn màng, bằng phẳng, không bị mài mòn.
Tiếp đến, trần nhà phải đảm bảo cao hơn mặt sàn tối thiểu là 4m. Trong khi đó, kích thước tiêu chuẩn dành cho giải đấu sân bóng đá trong nhà cấp quốc tế là chiều dài từ 38 đến 42m, còn chiều rộng từ 20 đến 25m. Ngược lại, giải đấu cấp thấp hơn sẽ có kích thước nhỏ hơn với chiều dài từ 25 đến 42m, còn chiều rộng là từ 16 đến 25m. Ngoài ra, sân phải đảm bảo có hình chữ nhật, đường biên cầu môn chiều ngang ngắn hơn biên chiều dọc.
Futsal World Cup khác với bóng đá thông thường
4.7. Các lỗi và cách xử phạt của trận đấu Futsal
Một lỗi phổ biến ở trận đấu Futsal thường là cầu thủ dự bị vào sân nhưng cầu thủ bị thay thế lại chưa ra khỏi sân thi đấu.
Trong trường hợp này, trọng tài sẽ yêu cầu dừng trận đấu
Cầu thủ bị thay thế ngay lập tức phải rời sân
Trọng tài cũng có thể phạt thẻ vàng cho cầu thủ vào sân
Đội của đối thủ sẽ được hưởng một quả phạt bóng gián tiếp khi bắt đầu thi đấu
Trong trường hợp, thay người nhưng cầu thủ vào trận không đứng ở vị trí cầu thủ bị thay thế thì:
Trọng tài yêu cầu được dừng trận đấu
Cảnh cáo hoặc tiến hành rút thẻ vàng cho cầu thủ mới vào
Đội đối thủ sẽ được hưởng một quả phạt bóng gián tiếp khi vào trận
4.8. Các quy định của hội đồng quốc tế
Khi mỗi đội đủ 5 người thì trận đấu mới được phép bắt đầu
Nếu đội nào không đủ ba cầu thủ dự bị cho trận đấu thì trận đấu sẽ bị hủy bỏ
Huấn luyện viên có thể chỉ đạo trận đấu trong suốt quá trình nhưng lưu ý là không gây cản trở thi đấu, cư xử đúng mực.
Các quy định của hội đồng quốc tế
4.9. Trang phục thi đấu Futsal
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu khi nói đến Futsal là gì chính là trang phục thi đấu. Theo đó, trang phục thi đấu của Futsal bao gồm quần áo thể thao của đội, tất và giày cao su. Đối với cầu thủ cần mặc áo khác màu hoặc quần dài để phân biệt với cầu thủ trong sân. Ngoài ra, các cầu thủ Futsal không được đeo trang sức hoặc mang các vật nguy hiểm vào trong sân thi đấu.
Trang phục thi đấu Futsal
5. FIFA Futsal World Cup 2021
Bởi vì những diễn biến phức tạp nên FIFA Futsal World Cup lần thứ 9 phải dời lịch thi đấu, kéo dài từ năm 2020 đến năm 2021.
Cụ thể, giải đấu bóng đá trong nhà FIFA Futsal World Cup 2021 được tổ chức tại nước chủ nhà Litva ở ba thành phố lớn của nước này là Klaipėda (Švyturys Arena), Vilnius (Siemens Arena) và Kaunas (Zalgiris Arena).
FIFA Futsal World Cup 2021
Trận đấu FIFA Futsal World Cup 2021
6. Đội tuyển Futsal Việt Nam
Ngày nay, đội tuyển bóng đá trong nhà Futsal Việt Nam có sự tiến bộ vượt bậc không kém môn bóng đá ngoài trời. Cụ thể, đội tuyển Việt Nam là đại diện của Đông Nam Á tham dự Futsal World Cup 2016 được tổ chức tại Colombia. Với sự nỗ lực của mình, đội tuyển đã lọt vào vòng ⅛ (vòng đấu 16 đội), cuối cùng giải được giải Đội tuyển có lối chơi đẹp.
Vào giải đấu Futsal World Cup 2021, đội tuyển của chúng ta đã dừng chân ở vòng ⅛ và ngẩng cao đầu rời sân. Trước đó Huấn Luyện Viên Phạm Minh Giang đã dương tính với Covid trước khi trận đấu được diễn ra, một số cầu thủ cũng gặp chấn thương nặng.
Việt Nam đại diện Đông Nam Á tại Futsal World Cup 2016
Đội tuyển Futsal Việt Nam
Nhìn lại hành trình của futsal Việt Nam tại futsal World Cup 2021
7. Đội tuyển Futsal Việt Nam nằm ở bảng nào trong mùa giải World Cup Futsal 2021?
Ở mùa giải FIFA Futsal World Cup 2021, đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc vượt qua đội tuyển Lebanon ở trận Play-off, nhờ vậy có thể góp mặt vào mùa giải bóng đá trong nhà lớn nhất hành tinh. Đây là lần thứ hai đội tuyển Việt Nam tham dự mùa giải này.
Đội tuyển Futsal Việt Nam trong mùa giải Futsal World Cup 2021
Tại mùa giải này, đội tuyển Việt Nam nằm ở Bảng D bên cạnh CH Czech, Brazil và Panama. Đây là bảng được đánh giá là tương đối khó khăn đối với đội tuyển Việt Nam khi phải chạm trán với đối thủ nặng ký.
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức cần thiết về giải bóng đá trong nhà Futsal. Hy vọng rằng bạn sẽ tiếp tục theo dõi và ủng hộ đội tuyển Futsal Việt Nam cho giải đấu FIFA Futsal World Cup lần tiếp theo. Cuối cùng, đừng quên theo dõi Biluxury để luôn kịp thời cập nhật xu hướng thời trang mới nhất nhé.
Những FAQ thường được hỏi
1. Việt Nam tham gia được bao nhiêu mùa World Cup Futsal?
Kể từ khi tổ chức giải đấu, đội tuyển futsal Việt Nam hai lần dự FIFA Futsal World Cup và cùng đạt được thành tích tốt dù phải cạnh tranh với nhiều đối thủ hàng đầu thế giới.
2. Thứ hạng cao nhất của Việt Nam tại World Cup Futsalan?
Ở Vòng chung kết FIFA World Cup 2016, tuyển Việt Nam cũng vào vòng 16 đội khi nằm trong nhóm 4 đội hạng ba có thành tích tốt nhất.
Kết thúc giải đấu, đội đã giành được giải thưởng Fairplay, giải thưởng FIFA đầu tiên của bóng đá Việt Nam.
3. Yêu cầu kỹ thuật đối với các cầu thủ tham gia World Cup Futsalan có gì khác so với bóng đóng đá trên sân?
Là bộ môn đòi hỏi thể lực cực kỳ cao mà kỹ thuật chuyền bóng cũng là yếu tố được quan tâm. Ngoài ra, trận đấu được tổ chức trong nhà thay vì ngoài sân cỏ nên các cầu thủ không cần đeo giày chuyên dùng sân cỏ và phỉa làm quen với sân trong nhà.
Viết bình luận