GIỎ HÀNG CỦA TÔI
0 SẢN PHẨM
TỔNG TIỀN:
0₫
TUYỆT VỜI!! Sản phẩm của bạn đã được thêm vào giỏ hàng
11 phong tục không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền

11 phong tục không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền

Dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam mang theo nhiều phong tục tập quán đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bài viết của Biluxury dưới đây sẽ giúp chúng ta ôn lại những phong tục truyền thống đó, những nét văn hóa đã trở thành phần không thể thiếu trong tiềm thức của người Việt.

1. Nguồn gốc của Tết cổ truyền 

Tại Việt Nam, Tết cổ truyền được biết đến với nhiều tên gọi như Tết Nguyên Đán, Tết Âm lịch hay Tết Ta, bởi nó được tính theo lịch âm. Tết là dịp kỷ niệm sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Tết cổ truyền ở Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Trung Quốc, do đó một số người tin rằng nguồn gốc của Tết Việt bắt nguồn từ Trung Quốc. Mặc dù nguồn gốc cụ thể của Tết vẫn còn nhiều tranh cãi, Tết vẫn được coi là ngày lễ quan trọng nhất trong năm và mang nhiều phong tục văn hóa đặc sắc, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia Châu Á khác theo dõi lịch Âm.

Tết Nguyên Đán Là Gì? Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Ngày Tết Nguyên Đán | Nguyễn  Kim | Nguyễn Kim Blog

 

Tết Nguyên đán là lễ hội truyền thống quan trọng và lớn nhất của Việt Nam, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới với nhiều hy vọng và ước nguyện về sự an lành, may mắn và thành công cho mọi người. Tết không chỉ là dịp để mọi người quây quần, sum họp bên gia đình, bè bạn mà còn là thời điểm để mọi người cầu chúc những điều tốt lành nhất cho nhau. Về mặt nhân văn, Tết Nguyên đán mang ý nghĩa sâu sắc, phản ánh sự trường tồn và khao khát hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa cá nhân với cộng đồng và giữa con người với các giá trị tâm linh.

2. Cách tính thời gian ngày Tết cổ truyền

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam cùng một số quốc gia châu Á lân cận dựa trên lịch Âm. Do đặc thù của lịch Âm là có năm nhuận khoảng cứ 4 năm một lần, Tết Âm thường diễn ra muộn hơn Tết Dương từ 1 đến 2 tháng, thường vào cuối tháng 1 hoặc giữa tháng 2 Dương lịch, tùy vào chu kỳ của Mặt trăng. Thời gian tổ chức Tết Nguyên Đán kéo dài 14 ngày, được chia thành hai giai đoạn: 7 ngày cuối năm cũ (từ khoảng ngày 23 tháng Chạp đến Giao thừa) và 7 ngày đầu năm mới.

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 chính thức: Được nghỉ tết Âm mấy ngày? |  Nguyễn Kim Blog

3. 10 phong tục tập quán trong ngày tết cổ truyền

3.1 Phong tục cúng ông công, ông táo

Cúng ông Công, ông Táo là một phong tục truyền thống lâu đời của người Việt. Trong quan niệm dân gian, ông Công là vị thần bảo hộ đất đai, còn ông Táo chịu trách nhiệm quản lý các công việc bếp núc trong nhà. Theo truyền thuyết, hàng năm vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình để báo cáo tình hình nhân gian với Ngọc Hoàng. Vì vậy, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ, nhỏ hoặc lớn tùy theo điều kiện, để tiễn biệt ông Táo. Bên cạnh mâm cỗ, một số gia đình còn thực hiện phóng sinh cá chép như một cách để giúp ông Công và ông Táo về trời thuận lợi.

Lễ cúng ông Công ông Táo - Một nét đẹp văn hóa tâm linh - Báo Nam Định điện  tử

3.2 Phong tục tảo mộ 

Tảo mộ, hay còn gọi là chạp mã, là việc các gia đình làm sạch, dọn dẹp cỏ dại và quét dọn mộ phần của người thân đã khuất vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán. Sau khi đã dọn dẹp và trang hoàng mộ phần, các thành viên trong gia đình sẽ quay quần bên mộ, thắp hương, dâng hoa và chia sẻ, tâm sự với nhau ngay tại nơi yên nghỉ của người đã khuất. Qua đó, tảo mộ không chỉ là việc làm thể hiện lòng hiếu thảo và tôn kính, mà còn bày tỏ lòng biết ơn và mong muốn nhận được sự bảo vệ, phù hộ từ người đã khuất cho gia đình trong năm mới.

Văn khấn tảo mộ ngày Tết chuẩn phong tục truyền thống Việt

3.3 Phong tục dọn dẹp nhà cửa 

Tống cựu nghênh tân, một phong tục Tết có cái tên có vẻ xa lạ nhưng thực chất là hoạt động quen thuộc với hầu hết mọi người, đó chính là việc dọn dẹp nhà cửa, mua sắm và trang trí nhà cửa đón Tết với hy vọng mang lại may mắn, thịnh vượng và bình an cho gia đình.

6 mẹo dọn nhà đón Tết siêu nhanh và sạch

Tống cựu nghênh tân không chỉ là chuẩn bị vật chất mà còn mang ý nghĩa tinh thần sâu sắc, biểu thị cho việc loại bỏ mọi xung đột, mâu thuẫn hoặc điều tiêu cực trong năm cũ và chào đón năm mới với tinh thần lạc quan, vui vẻ. Mọi người trong gia đình và cộng đồng sẽ gác lại mọi ưu phiền, bắt tay, mừng mặt và trao cho nhau những lời chúc tốt lành, mong mọi việc trong năm mới sẽ suôn sẻ và thuận lợi.

3.4 Phong tục gói bánh chưng, bánh tét

Gói bánh chưng và bánh tét trong dịp Tết là một phong tục có từ thời vua Hùng, và nó vẫn được duy trì đến ngày nay. Những chiếc bánh chưng và bánh tét được người miền Bắc gói bằng lá dong và người miền Nam gói bằng lá chuối, tất cả đều được làm ra với rất nhiều tâm huyết và mang đậm giá trị truyền thống. Việc dâng bánh chưng, bánh tét lên tổ tiên không chỉ thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn đối với những giá trị văn hóa mà ông bà để lại mà còn góp phần giữ gìn và truyền bá nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa & phong tục cổ truyền

3.5 Phong tục chơi hoa dịp tết

Trong dịp Tết cổ truyền, tùy thuộc vào từng miền mà loài hoa đặc trưng sẽ khác nhau: ở miền Bắc là hoa đào còn miền Nam là hoa mai. Cùng với đó, nhiều gia đình còn trang trí nhà cửa bằng cây quất cảnh, loài cây biểu tượng cho may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng. Bên cạnh đó, các loại hoa như cúc, lan, đồng tiền... cũng được ưa chuộng để trang trí nhà cửa, không chỉ làm cho không gian trở nên tươi vui, rực rỡ mà còn mang ý nghĩa rước lộc và may mắn vào nhà trong dịp Tết.

Ý nghĩa bất ngờ của các loại hoa chơi Tết đuổi tà, hút lộc cho gia chủ

3.6 Phong tục bày mâm ngũ quả 

Trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam, việc bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống. Tùy thuộc vào từng vùng miền, cách bày trí và lựa chọn loại hoa quả cho mâm ngũ quả sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, mục đích chung của mâm ngũ quả là để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, cầu mong trời đất phù hộ và mong muốn một năm mới an lành, may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng.

Phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền của người Việt

3.7 Phong tục cúng tất niên 

Vào ngày 30 Tết, mỗi gia đình Việt Nam thường chuẩn bị mâm cỗ cẩn thận và tươm tất để dâng lên bàn thờ tổ tiên, mời thần linh và gia tiên về ăn Tết cùng. Bữa cơm tất niên không chỉ là dịp để thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn đối với tổ tiên mà còn là dịp để cùng nhau nhìn lại một năm đã qua và chuẩn bị tâm thế đón chào năm mới với hy vọng và khởi đầu mới tốt đẹp hơn.

Hướng Dẫn Chuẩn Bị Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm Đầy Đủ Nhất

3.8 Phong tục đón giao thừa

Giao thừa là khoảnh khắc quan trọng và đặc biệt được nhiều người mong đợi trong dịp Tết Nguyên Đán. Đây là thời điểm đánh dấu sự chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, một thời khắc thiêng liêng khi mọi người cảm thấy thiên nhiên và con người hòa quyện, gần gũi hơn bao giờ hết. Trong đêm giao thừa, người người tham gia vào nhiều hoạt động ý nghĩa và sôi động như thưởng thức các chương trình ca múa nhạc, xem màn bắn pháo hoa rực rỡ, đi lễ chùa để cầu an và hái lộc đầu xuân, với mong muốn một năm mới tràn đầy may mắn và hạnh phúc.

Ngắm nhìn những hình ảnh đêm giao thừa đẹp và ấn tượng nhất 2023

3.9 Phong tục đi chùa hái lộc

Đi lễ chùa và hái lộc trong dịp Tết Nguyên đán là một trong những phong tục quan trọng của người Việt. Việc đi chùa đầu năm không chỉ nhằm cầu nguyện cho một năm mới an lành, may mắn và đầy phúc lộc mà còn thể hiện lòng thành kính với đức Phật và tổ tiên. Đặc biệt, trong đêm giao thừa, nhiều người thường kết hợp việc đi chùa với việc hái lộc - tức là thu nhận những cành cây non hoặc lá cây trong chùa với hy vọng mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia đình trong suốt năm mới.

Những điều cần biết khi đi chùa hái lộc đầu xuân năm Bính Thân có thể bạn  chưa biết - HỘI KỶ LỤC GIA VIỆT NAM - TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT

3.10 Phong tục xông đất

Trong văn hóa của người Việt, việc xông đất đầu năm được coi là rất quan trọng. Nhiều gia đình chú trọng chọn người có tuổi phù hợp, thường là những người được xem là mang lại may mắn, hạnh phúc và sự phát đạt cho gia đình trong suốt năm mới. Đây là người đầu tiên bước vào nhà ngay sau phút giao thừa, và thường được chọn lựa kỹ lưỡng vì người xông đất được tin là sẽ mang lại những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực cho gia chủ trong cả năm. Người xông đất thường là những người vui vẻ, lạc quan và thường gặp may mắn, với mong muốn họ sẽ đem lại những điều tốt lành cho gia đình.

Năm 2024 tuổi nào xông nhà đẹp? Xem tuổi đẹp xông nhà 2024

3.11 Phong tục chúc tết và mừng tuổi

Trong dịp Tết Nguyên Đán, người Việt có truyền thống đi chúc Tết họ hàng và bạn bè theo lịch trình "Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy", phản ánh truyền thống "uống nước nhớ nguồn" và tôn kính cha mẹ, thầy cô. Đây là dịp để mọi người trao nhau những lời chúc tốt lành nhất, thể hiện sự quan tâm và tình cảm gia đình, sự kính trọng đối với bậc trưởng bối và lòng biết ơn đối với những người đã dạy dỗ mình. Ngoài ra, việc tặng lì xì, những phong bao màu đỏ chứa tiền, cũng là một phần không thể thiếu trong truyền thống này, với ý nghĩa mang lại may mắn và tài lộc cho năm mới.

15 phong tục ngày Tết Nguyên Đán của người Việt qua các năm

Biluxury mong rằng qua bài viết này, bạn có thể thu thập được thêm nhiều thông tin bổ ích về các phong tục trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hay và mang nhiều ý nghĩa, hãy nhớ chia sẻ nó với người thân và bạn bè của mình. Đồng thời, đừng quên theo dõi Blog của Biluxury để cập nhật nhanh chóng những bài viết mới nhất nhé!

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên