GIỎ HÀNG CỦA TÔI
0 SẢN PHẨM
TỔNG TIỀN:
0₫
TUYỆT VỜI!! Sản phẩm của bạn đã được thêm vào giỏ hàng
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Top 10 các loại vải áo thun phổ biến nhất hiện nay

Top 10 các loại vải áo thun phổ biến nhất hiện nay

Áo thun là một item không thể thiếu trong tủ đồ của các chàng trai. Tuy nhiên, để chọn được những chiếc áo thun ưng ý không thể chỉ dựa vào họa tiết, màu sắc và kiểu dáng mà còn phụ thuộc rất lớn vào chất liệu vải may áo. Vậy trong tất cả các loại vải áo thun hiện nay, đâu là chất liệu tốt nhất? Cùng Biluxury tìm hiểu trong bài viết sau đây!

1. Vải Cotton

Có thể nói rằng vải cotton là chất liệu được yêu thích để may áo thun bởi những ưu điểm vượt trội của nó. Theo đó, vải cotton có nguồn gốc từ sự kết hợp giữa các chất hóa học và sợi bông mềm mại. Chính vì thế mà vải cotton sở hữu được những đặc tính như thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát, dễ tạo màu và khả năng chống ẩm mốc cũng tương đối hiệu quả. Ngoài áo thun, vải cotton cũng được ứng dụng để may chăn gối, các loại trang phục khác,...

vải cotton may áo thun

Chất liệu vải cotton may áo thun

áo thun làm bằng vải cotton

Sản phẩm áo thun làm từ vải cotton

Vải thun chất liệu cotton co giãn 2 chiều thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát

Áo polo cotton dệt may dòng Biluxury

Xem  thêm

Ưu điểm

Vải cotton sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội, có thể kể đến như khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tạo sự thông thoáng cho người mặc. Độ bền của loại vải này cũng được đảm bảo, bạn có thể thoải mái giặt áo thun từ cotton bằng máy giặt và sử dụng các chất tẩy rửa khác.

Nhược điểm

Tuy vậy, cotton cũng sở hữu một số hạn chế như vải cứng chỉ thích hợp cho nam giới sử dụng, giá thành cũng tương đối đắt đỏ.

Ưu nhược điểm của vải cotton

Ưu nhược điểm của vải cotton

2. Vải PE (polyester)

Nhắc đến các loại vải may áo phông đẹp không thể không kể đến vải poly, một loại vải được tổng hợp từ rượu công nghiệp và acid. Do có cấu tạo hóa học nên vải tương đối dày dặn, được nhiều trường học, doanh nghiệp chọn để may đồng phục cho học sinh, nhân viên.

Chất liệu vải PE

Chất liệu vải PE

Áo thun chất liệu vải PE

Áo thun chất liệu vải PE

Ưu điểm

Ưu điểm nổi trội nhất của vải PE chính là sự dày dặn, khả năng chống cháy và chống thấm nước tương đối hiệu quả, độ bền cũng rất cao. Do đó, ngoài được sử dụng làm áo thun thì loại vải này thường được dùng để may lều, bạt, cắm trại.

Nhược điểm

Bởi vì độ dày của mình nên vải PE thường rất nặng, gây khó khăn trong việc vệ sinh và giặt giũ, phơi khô. Khi mặc lên người cũng không tạo cho người ta cảm giác thoải mái mà là nóng bức, khó chịu, đặc biệt là khi cần hoạt động ngoài trời.

Áo thun đẹp, chất lượng cho nam giới

3. Vải linen (vải lanh)

Các loại vải may áo thun hiện nay thường được tổng hợp từ chất hóa học nên rất dễ tạo cảm giác bức bối cho người mặc, nhưng vải linen thì ngược lại. Bởi vì nguồn gốc của vải linen là hoàn toàn từ tự nhiên, nên khả năng thấm hút mồ hôi, mịn màng hơn nhiều.

vải lanh

Chất liệu vải lanh

Áo thun từ vải lanh

Áo thun từ vải lanh

Áo thun linen cho mùa hè thoáng mát.

Ưu điểm

Thực tế, vải linen không chỉ có khả năng thấm hút, bay hơi rất nhanh mà còn có thể chịu được độ ẩm cao mà không hề gây cảm giác ẩm ướt cho người mặc. Do đó, đây được coi là lựa chọn tối ưu cho những ngày hè nóng nực. Bên cạnh đó, vải linen cũng rất dễ nhuộm màu, độ bền bỉ theo thời gian, có thể giặt máy hoặc tay và phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Nhược điểm

Hạn chế đáng chú ý nhất của vải lanh chính là tính đàn hồi không được đảm bảo, dễ dàng gây nhăn sau một thời gian mặc. Khả năng chịu ma sát của vải lanh cũng cực kém, có thể gây ra tình trạng xước hoặc xù bông vải nếu bị ma sát nhiều.

Ưu nhược điểm của vải linen

Ưu nhược điểm của vải linen

4. Vải Lycra

Nếu bạn đang tìm một loại vải may áo thun có độ co giãn tốt, có độ ôm sát cơ thể thì chắc chắn không thể bỏ quên loại vải lycra này rồi. Theo đó, vải lycra được cấu tạo từ cotton hoặc poly rồi được pha với sợi nhân tạo Spandex để làm tăng đàn hồi cho vải. Bởi vì sở hữu những đặc điểm trên nên vải lycra được ứng dụng nhiều để may áo thun, đồ thể dục, tập gym hoặc múa bale,....

Vải lycra may áo thun

Vải lycra may áo thun

Áo thun may từ chất liệu vải Lycra

Áo thun may từ vải lycra

Ưu điểm 

Bề mặt của vải lycra rất mịn và mỏng, độ co giãn tốt, có khả năng ôm sát cơ thể, và không nhăn. Bên cạnh đó, vải lycra cũng có khả năng giữ nhiệt cũng rất hiệu quả, thích hợp mặc vào mùa đông.

Nhược điểm

Vải lycra không có khả năng thấm hút tốt, dễ tạo cảm giác nóng bức cho người mặc. Đặc biệt, vải rất nhạy cảm với một số chất tẩy rửa.

Ưu nhược điểm của vải Lycra

Ưu nhược điểm của vải Lycra

5. Vải Rayon

Trong các loại vải áo phông thì vải rayon được đánh giá là loại vải có tính linh hoạt nhất. Theo đó, loại vải này được sản xuất từ nguyên liệu chính là cellulose từ các sản phẩm nông nghiệp hoặc gỗ, đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, vải rayon có tất cả đặc điểm của vải cotton, lụa, len, thích hợp để may nhiều loại trang phục khác nhau bên cạnh áo thun.

Vải Rayon may áo thun

Vải Rayon may áo thun

Vải Rayon may áo thun tạo cảm giác dễ chịu

Vải Rayon may áo thun tạo cảm giác dễ chịu

Chất liệu vải Rayon làm áo thun có tính linh hoạt

Chất liệu vải Rayon làm áo thun có tính linh hoạt

Áo thun cao cấp

Áo thun cao cấp 

Áo thun cao cấp Biluxury

Áo thun cao cấp Biluxury

Gợi ý mẫu vải Rayon

Gợi ý mẫu vải Rayon

Xem  thêm

Ưu điểm

Bề mặt của vải rayon có độ mềm mịn như vải lụa, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tạo cảm giác thoáng khí cho người mặc. Khả năng nhuộm màu của vải cũng rất tốt, giá thành thì tương đối vừa phải.

Nhược điểm

Khả năng phục hồi đàn hồi của vải rayon tương đối không tốt, dễ bị nhăn nhúm và hư hỏng. Khi giặt bạn chỉ nên giặt tay hoặc máy, tránh giặt khô hoặc để vải bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiệt.

6. Vải Modal

Vải modal là một trong các loại chất liệu vải áo thun được làm từ sợi tơ nhân tạo có nguồn gốc từ gỗ sồi thân thiện và an toàn với môi trường. Đặc tính tiêu biểu của vải modal là bề mặt mềm mịn, bóng mượt, co giãn và hút ẩm tốt, đặc biệt khả năng kháng khuẩn cao của vải modal khiến nó còn được ưa chuộng để sản xuất đồ lót.

Vải Modal may áo thun

Vải Modal may áo thun

Áo thun may từ loại vải Modal

Áo thun may từ loại vải Modal

Ưu điểm

Khả năng thấm hút của vải modal cực tốt, sau một thời gian sử dụng, form áo vẫn được giữ nguyên mà không bị hư hại. Đặc biệt cấu trúc mềm mại của loại vải này khiến cho người mặc luôn cảm thấy thoáng mát.

Nhược điểm

Do sở hữu nhiều đặc điểm vượt trội cùng với nguồn gốc của vải được tổng hợp từ sợi gỗ sồi nên giá thành tương đối cao.

7. Vải TC

Vải TC là một trong các loại vải áo thun được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Nó được gọi là vải TC bởi thành phần chính của loại vải này được tổng hợp từ cotton và polyester với tỷ lệ 35/65.

Vải TC may áo thun

Vải TC may áo thun

 

Vải TC tạo cảm giác thoải mái

Vải TC tạo cảm giác thoải mái

Ưu điểm

Vải TC có khả năng thấm hút tốt, chất vải mềm mại, giá thành tương đối phải chăng. Đặc biệt sau một thời gian sử dụng, áo thun được làm từ vải TC vẫn giữ được form áo, không có tình trạng xù lông, màu sắc được nhuộm lên áo cũng được đảm bảo bền lâu theo thời gian.

Nhược điểm

So với vải được làm hoàn toàn từ cotton thì vải TC có độ thấm hút và độ thoáng không cao.

8. Vải CVC

CVC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Chief Value of Cotton”, ý chỉ một loại vải cotton có giá trị cao. Thực vậy, vải CVC được tổng hợp từ các sợi bông cotton thiên nhiên và các sợi polyester nhân tạo với tỷ lệ 60-40% hoặc 65-35%.

Vải CVC may áo thun

Vải CVC may áo thun

Vải CVC may áo thun

Vải CVC may áo thun chất

Vải CVC thích hợp để may áo thun nam

Polo nam cao cấp tại Biluxury

Ưu điểm

Sợi bông chiếm tỷ lệ cao trong vải nên có tính mềm mịn, bóng mượt cao, khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Độ co giãn của vải CVC cũng tương đối tốt, không dễ nhăn kể cả khi giặt máy hoặc giặt bằng tay. Họa tiết của vải CVC được thiết kế đa dạng cộng với khả năng kháng khuẩn hiệu quả nên được rất nhiều chàng trai ưa chuộng.

Nhược điểm

Độ co giãn quá cao nên thường bị giãn quá mức, khó phục hồi, độ mát không được đảm bảo. Sau một thời gian sử dụng thường sẽ có hiện tượng bị xù lông hoặc bị nổ nhẹ. Đặc biệt, phơi lâu khô cũng là một hạn chế mà vải CVC cần phải khắc phục.

9. Vải bamboo

Vải bamboo là một trong các chất vải áo phông được rất nhiều thương hiệu tập trung phát triển hiện nay. Theo đó, vải bamboo có nguồn gốc từ những sợi rayon được tổng hợp từ sợi tre, nên có tính thân thiện và an toàn với con người và môi trường.

Vải bamboo may áo thun

Vải bamboo may áo thun

Sản phẩm áo thun may từ loại vải bamboo

Sản phẩm áo thun may từ loại vải Bamboo

Ưu điểm

Bề mặt của vải mềm mịn, bóng mượt như bông mềm, khả năng hút ẩm tốt, khi phơi áo thun cũng có thời gian khô rất nhanh. Đặc biệt, áo thun từ vải bamboo có khả năng chống tia cực tím, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả.

Nhược điểm

Hiện nay giá thành của bamboo vẫn tương đối cao so với mặt bằng chung.

10. Vải Microfiber

Đứng cuối cùng trong danh sách các loại vải áo thun phổ biến nhất hiện nay chính là vải microfiber, một loại vải được tổng hợp từ nguyên liệu chính là polyester và nylon. Điểm đặc biệt của vải microfiber có độ dày rất mảnh, khỉ khoảng ⅕ sợi tóc của con người.

Vải Microfiber may áo thun

Vải Microfiber dùng để may áo thun

Áo thun may từ chất liệu vải Microfiber

Áo thun may từ chất liệu vải Microfiber

Ưu điểm

Bề mặt mềm mịn, độ bền cũng rất cao.

Nhược điểm

Khả năng hút ẩm và hút nước kém, tạo cảm giác bức bối cho người mặc.

Như vậy, trên đây là tổng hợp các loại vải áo thun được sử dụng phổ biến hiện nay. Có thể thấy rằng, vải áo thun được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau. Mỗi chất liệu lại có những ưu và nhược điểm riêng phù hợp với nhu cầu của từng người mặc, trong từng hoàn cảnh khác nhau. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc có thể chọn được những loại vải may áo thun ưng ý cho mình. Ngoài ra, đừng quên ghé qua website và hơn 100 showroom của Biluxury trên khắp cả nước để mua cho mình những bộ trang phục thời thượng nhất nhé!

Phân biệt 10 loại vải thường gặp và được sử dụng cho mùa thời trang Xuân Hè.

11. Những câu hỏi FAQs thường gặp

1. Loại vải nào được sử dụng phổ biến nhất cho áo thun?

Cotton là loại vải phổ biến nhất được sử dụng để làm áo thun, tuy nhiên cũng có một số loại cotton khác có thể được sử dụng để sản xuất áo sơ mi.

2. Làm sao để đánh giá chất lượng áo thun?

  • Các đường may gọn gàng và đúng vị trí.
  • Không bị phai màu khi giặt
  • Có sự nhất quán về màu sắc và thiết kế.
  • Đọc hướng dẫn về chất lượng áo thun.

3. Áo thun pha trộn 50% cotton và 50% polyeste có tốt không?

Sự pha trộn 50/50 lý tưởng cho những chiếc áo đòi hỏi độ bền, tuổi thọ cao hơn hoặc số lần giặt cao. Sự pha trộn 50/50 cũng giúp chiếc áo ít có khả năng bị nhăn hơn 100% cotton và tạo cảm giác nhẹ nhàng hơn cho người mặc.

Xem  thêm

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên