Polyurethane Là Gì? Nhận Biết Và Ứng Dụng Trong Đời Sống
- 07.06.2021
- Người viết: Tuấn Anh lúc
Top Sản phẩm bán chạy
[Giảm 33%] Combo Áo Sơ Mi Basic 7SMDB008XDM + Quần Âu Bền Màu 7QAUB003TTT
699,000₫
1,044,000₫
Khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn bạn đã từng đâu đó nghe thấy tên gọi PU trong môn hóa học và tính ứng dụng của nó trong đời sống. PU thực chất là tên viết tắt của chất liệu Polyurethane. Vậy PU thực chất là gì và những lợi ích của nó trong đời sống sản xuất như thế nào, hãy cùng Biluxury tìm hiểu ngay nhé.
PU có tính ứng dụng rất cao trong đời sống
1. Chất Polyurethane là gì?
Polyurethane là chất liệu gì?Polyurethane là một loại chất liệu đã ra đời từ rất lâu và được các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Trung Quốc hay các nước Tây Âu nghiên cứu và ứng dụng vào chế tạo các sản phẩm công nghiệp chẳng hạn như cao su, sơn và các loại chất kết dính khác.
Chất liệu da PU được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất
Để hiểu rõ hơn về polyurethane là gì, chúng ta có thể bắt đầu bằng việc tìm hiểu cấu tạo của nó. Về cơ bản, PU là một polymer bao gồm các đơn vị hữu cơ được nối bởi các liên kết carbamate, được cấu tạo bởi những đoạn có cấu trúc cứng và mềm và sử dụng phổ biến để thay thế cho cao su. Ngày nay các sản phẩm chế biến từ chất liệu này ngày càng đa dạng và mang lại được rất nhiều lợi ích trong cuộc sống.
Chất liệu vải da Polyurethane được ứng dụng phổ biến hiện nay
Tại Việt Nam, việc ứng dụng vật liệu này vào trong sản xuất cũng đã xuất hiện từ rất sớm tuy nhiên vẫn còn rất nhiều hạn chế do khai thác chưa tốt các tính năng vượt trội của nó dẫn đến tình trạng nước ta vẫn phải nhập khẩu nhiều các sản phẩm từ các quốc gia khác trên thế giới.
1.1. Phân biệt các loại da PU cơ bản
Thực tế, chất liệu polyurethane được định nghĩa đơn giản là sản phẩm được sản xuất với sự khác biệt rất lớn về thành phần hóa học. Sử dụng các kĩ thuật phối trộn khác nhau có thể sản xuất ra Polyurethane với những tính năng và công dụng khác nhau... Các dạng Polyurethane chính bao gồm: dạng sợi, dạng màng, dạng đổ khuôn, dạng nhiệt dẻo, dạng bọt, dạng cán được.
PU dạng cán được
PU dạng màng và sợi được ứng dụng trong ngành may mặc
Pu có rất nhiều loại và đa dạng tính năng sử dụng
Xem thêm
- Vải cotton được làm từ gì? Những đặc tính phổ biến mà bạn nên biết
- Vải polyester siêu phẳng dành cho thời trang áo sơmi.
PU có nhiều loại và với tính năng khác biệt hoàn toàn do đó cần phải xem xét thật kĩ để lựa chọn PU sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta có thể đang sử dụng rất nhiều các sản phẩm được làm từ loại chất liệu này như quần áo, ví, túi xách,... mà đôi khi chính chúng ta cũng không biết nó là một sản phẩm từ chất liệu PU. Biluxury rất hi vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn những kiến thức thú vịvềpolyurethane là chất liệu gì.
1.2. Chất Polyurethane có đặc điểm gì?
Khi tìm hiểu về chất liệu polyurethane thì chúng ta cũng đặc biệt quan tâm đến những đặc điểm mà sản phẩm sở hữu. Theo đó đây là loại chất liệu có tiềm năng khai thác rất lớn bởi có tính đàn hồi cao, chống co dãn và va đập tốt, thân thiện với môi trường, khả năng chịu lực cực kì tốt và thậm chí là có thể chống lại các nhân gây ảnh hưởng xấu từ bên ngoài như oxi hóa, độ ẩm, ánh sáng, điều kiện thời tiết,...
Pu có tính đàn hồi cao
Nhờ sở hữu các tính năng tuyệt vời này mà Polyurethane được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp tại việt Nam như ngành thép, xây dựng, y tế và hiện nay loại chất liệu này rất được ưa chuộng trong ngành công nghiệp dệt may và sản xuất các sản phẩm thời trang.
2. Polyurethane có những ưu và nhược điểm gì
2.1. Ưu điểm của polyurethane
Khả năng chịu mài mòn tốt và được kiểm chứng là tốt hơn rất nhiều so với loại cao su dẻo trên thị trường hiện nay. Ngoài ra vật liệu này còn có thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường rất tốt ngay ở mức nhiệt độ thấp, được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất sơn hoặc thép.
Ưu điểm chống thấm cực tốt giúp chất liệu Polyurethane được ứng dụng làm đế giày. Vừa có kết cấu mềm dẻo, vừa có độ dày vừa phải và có độ đàn hồi nhiều hơn so với các loại vật liệu khác. Chống hao mòn lớn, chống bị cong, hấp thụ sốc tuyệt vời, chống nước, chống trượt là tất cả những tính chất nổi bật của PU.
Polyurethane là chất bảo ôn rất tốt trong các sản phẩm gia dụng. Với khả năng giữ nhiệt và cách nhiệt, loại vật liệu này được sử dụng trong các sản phẩm như nồi cơm công nghiệp, tủ lạnh,... giữ nóng giữ lạnh vô cùng tốt mà không bị truyền nhiệt ra ngoài.
Polyurethane có tính đàn hồi tốt, dẻo dai, chống xé rách và khả năng chịu mài mòn nên được ứng dụng vào ngành công nghiệp sản xuất bánh xe ô tô vì có thể chịu được lực và trọng lượng cỡ lớn.
Chịu được các tác động của yếu tố môi trường và các tác nhân bên ngoài bao gồm không bị oxy hóa, chịu được ánh sáng mặt trời, ozone, và các điều kiện thời tiết thông thường.
Các sản phẩm được chế tạo từ Polyurethane rất an toàn và không gây hại cho sức khỏe con người và động vật nuôi.
Ngoài ra Polyurethane còn có những ưu điểm nổi bật khác như: không bám dính dầu mỡ, chất béo và các dung môi hữu cơ, có khả năng cách điện cao,...
Một số ưu điểm vượt trội của chất liệu da Polyurethane
2.2. Nhược điểm của Polyurethane
- Polyurethane phải có máy móc và thiết bị hiện đại để có thể xử lý ra thành phẩm
- Nhân công chịu trách nhiệm xử lý chất liệu này phải có hiểu biết và trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
- Polyurethane có nhiều tính ứng dụng khác nhau, với mỗi tính năng thì phải đòi hỏi xử lý một phương pháp khác nhau.
- Các sản phẩm được sản xuất từ polyurethane thường có giá thành cao
Xưởng sản xuất da PU
Ưu nhược điểm của polyurethane
3. Quy trình sản xuất polyurethane
Thực tế, khi tìm hiểu về polyurethane, rất nhiều người quan tâm đến quy trình sản xuất chúng. Theo đó, các thành phần chính để làm ra một polyurethane là isocyanat và polyol. Các nguyên liệu khác được thêm vào để giúp xử lý các polymer hoặc để thay đổi các nhóm thuộc tính của polymer.
Công thức tạo ra Polyurethane :
Công thức hóa học của Polyurethane
Di-isocyanate phản ứng với polyol trong pha lỏng hình thành cao phân tử có khối lượng từ 15000-20000 dvc gọi là prepolymer. Sự hình thành prepolymer làm tăng độ nhớt của dung dịch phản ứng hay các phân tử khác có nhiệt độ nóng chảy thấp. Sau đó ở giai đoạn 2 nó được phản ứng với phần mở rộng là các diol hay diamin để hình thành polyurethane.
- Quy trình Polyurethane ướt: Quy trình này diễn ra bằng cách phủ một lớp nhựa đông trên lớp vải. Tiếp đến sẽ quét một lớp keo dính, phủ một lớp PU và trang trí với các màu sắc và họa tiết đa dạng. Ưu điểm của quy trình Polyurethane ướt là có thể áp dụng trên bất kỳ loại chất liệu giả da và nhựa nào.
- Quy trình Polyurethane khô: Khác với quy trình Polyurethane ướt, quy trình Polyurethane khô tiến hành phủ lớp nhựa đông lên mặt sau của lớp vải và giúp tiết kiệm 25% năng lượng. Tuy nhiên cách làm này chỉ được sử dụng các loại nhựa chất lượng cao đã được xử lý.
Quy trình sản xuất polyurethane trong nhà máy
Quy trình sản xuất polyurethane
Xemthêm
- "Gore tex" công nghệ chống thấm tuyệt đối mới cho ngành thời trang.
4. Hướng dẫn cách phân biệt chất liệu polyurethane thật giả
Một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng khi tìm hiểu chất liệu da pu là gì chính là học cách phân biệt chất liệu PU thật và giả. Thực tế, PU là một trong những vật liệu có giá trị sử dụng rất cao và đa dạng trong các lĩnh vực sản xuất nên trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều các sản phẩm giả hay kém chất lượng nhưng vẫn bán với giá thành cao tương đối đắt. Do đó để tránh mua và sử dụng phải các sản phẩm giả mạo, các bạn hãy lưu ý một số điểm sau đây:
Kiểm tra kĩ nhãn mác, thương hiệu: Đây là cách cơ bản và đơn giản nhất để bạn kiểm tra xem sản phẩm bạn mua có đảm bảo chất lượng hay không. Nếu là PU chất lượng thì sẽ có dòng chữ “manmande materials” (chất liệu nhân tạo)
Một trong những đặc tính của Polyurethane là tính đàn hồi và chống thấm nước rất tốt, bạn có thể tận dụng tính năng này để kiểm tra chất lượng của polyurethane.
Phân biệt da PUthật giả
- Kiểm tra lỗ chân lông: Cách phân biệt chính xác nhất đó là kiểm tra trên bề mặt của da PU sẽ có những vị trí lỗ chân lông xuất hiện. Nếu là bề mặt da giả thì sẽ có những vị trí cố định, ngược lại với da thật sẽ có vị trí ngẫu nhiên.
- Kiểm tra bằng cách sờ vải: Da PU thật khi sờ sẽ cho ta cảm giác có phần hơi thô ráp. Nếu sờ thấy mượt mà và có độ dẻo, co giãn cao thì đây là da giả PU.
- Kiểm tra bằng cách ngửi: Chất liệu da giả sẽ có mùi hóa học rất nồng, không như da PU thật sẽ có chút mùi của vật liệu vải thuộc.
Da PU thật có các lỗ chân lông xuất hiện ngẫu nhiên
Viết bình luận