GIỎ HÀNG CỦA TÔI
0 SẢN PHẨM
TỔNG TIỀN:
0₫
TUYỆT VỜI!! Sản phẩm của bạn đã được thêm vào giỏ hàng
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Sản phẩm thường được mua cùng
Account Manager là gì? Những điều cần biết về Account Manager?

Account Manager là gì? Những điều cần biết về Account Manager?

Account Manager đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong một doanh nghiệp. Theo đó, sự cứng rắn nhưng vẫn có đầy đủ yếu tố khéo léo sẽ tạo nên sự thành công của dự án. Vậy thì Account Manager là gì? Và cần những yếu tố nào để có thể trở thành một Account Manager xuất sắc? Những vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây của Biluxury.

1. Account Manager là gì?

Trong một Agency, Account Manager được coi là bộ phận không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự thành công của một dự án. Theo đó, Account Manager là chức vụ quản lý bộ phận Account trong một Agency. Họ là những người chịu trách nhiệm liên hệ, kết nối và ký kết hợp đồng với khách hàng và đưa dự án đi đến thành công tốt đẹp.

Khi những dự án hay các hoạt động liên quan đến khách hàng có những vấn đề phát sinh, Account Manager sẽ là người đứng ra giải quyết cuối cùng. Account Manager nói riêng và bộ phận Account nói chung có trách nhiệm tập trung tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, nhờ đó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Ngoài Account Manager, chúng ta cũng thường xuyên nghe đến Key Account Manager. Vậy thì Key Account Manager có gì khác biệt với Account Manager?

Nhìn chung, hai vị trí này có các hạng mục công việc giống nhau, tuy nhiên Key Account Manager sẽ có phần chuyên biệt hơn. Cụ thể, họ tập trung vào những khách hàng lớn, có tiềm năng cao nhất của doanh nghiệp.

Định nghĩa Account Manager là gì?

Định nghĩa Account Manager là gì?

2. Những trách nhiệm của Account Manager trong một doanh nghiệp?

Trên thực tế, Account Manager được coi là cầu nối giúp khách hàng và doanh nghiệp có sự kết nối chặt chẽ hơn. Cụ thể, họ là những người thực hiện các hoạt động như thương lượng, trao đổi và ký kết hợp đồng với khách hàng, duy trì và mở rộng quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Những nhiệm vụ chính của Account Manager trong một doanh nghiệp bao gồm:

Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp

Đem lại doanh thu cho công ty

Tăng trưởng doanh thu cho công ty

Như đã nói ở trên, Account Manager là người làm việc trực tiếp với khách hàng, ký kết và chốt các hợp đồng dự án, do đó họ có trách nhiệm mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu một Account Manager có sự nhanh nhạy, chuyên nghiệp, dẫn dắt bộ phận Account làm việc đúng hướng thì cơ hội doanh nghiệp thực hiện thành công dự án càng cao, lợi nhuận cũng tăng đáng kể.

Để làm được điều này, một Account Manager cần phải có khả năng phân tích, đánh giá thị trường, nắm rõ tình hình công ty, tìm kiếm khách hàng phù hợp, đưa ra những giải pháp phù hợp để thực hiện dự án.

Phối hợp với các phòng ban để vận hành dự án hiệu quả

Cần biết rằng, Account Manager không phải là người chịu trách nhiệm và trực tiếp thực hiện sáng tạo. Thay vào đó, họ có nhiệm vụ tiếp nhận, trao đổi thông tin từ khách hàng, hiểu rõ khách hàng muốn gì và truyền đạt chính xác, rõ ràng cho các phòng ban khác, từ đó dự án được vận hành hiệu quả nhất.

Bởi vậy, một Account Manager chuyên nghiệp cần phải trau dồi kỹ năng giao tiếp tốt. Điều này sẽ giúp họ cân bằng được mong muốn của khách hàng và khả năng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, điều này cũng sẽ giúp dự án được hoàn thành nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Kiểm soát chi phí phát sinh

Kiểm soát chi phí phát sinh cho công ty

Giảm chi phí phát sinh cho công ty

Trên thực tế, để hoàn thành một dự án thì chắc chắn phải cần một nguồn ngân sách nhất định. Và Account Manager sẽ là người phân bổ nguồn ngân sách này một cách hợp lý đến các phòng ban.

Tuy nhiên, khách hàng của các Agency thường có xu hướng mong muốn một chi phí tối ưu, tuy nhiên sự hạn chế về nguồn ngân sách sẽ khiến dự án khó thành công. Bởi vậy kiểm soát chi phí phát sinh là một kỹ năng mà một Account Manager cần phải có để đưa dự án đi đến thành công với mức ngân sách làm hài lòng khách hàng.

Làm hài lòng khách hàng

Trong ngành dịch vụ, làm hài lòng khách hàng luôn là khẩu hiệu quen thuộc. Với một Account Manager, việc làm hài lòng khách hàng không thể tạo được niềm tin cho khách hàng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp mà còn tăng uy tín của bản thân.

Làm hài lòng khách hàng của công ty

Làm hài lòng khách hàng của công ty

3. Những hạng mục công việc của Account Manager

Những hạng mục công việc của Account Manager trong công ty

Những hạng mục công việc của Account Manager trong công ty

Nhìn chung, công việc chính của Account Manager là luôn cố gắng tập trung xây dựng mối quan hệ với khách hàng, đồng thời là bộ phận kết nối với các bộ phận khác trong một công ty.

Cụ thể, những hạng mục công việc mà một Account Manager cần thực hiện bao gồm:

  • Là người chịu trách nhiệm chính các hoạt động liên quan đến khách hàng, từ việc trao đổi, thương lượng và ký kết hợp đồng.

  • Thiết lập và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, cố vấn và các bên đối tác.

  • Đảm bảo tiến độ dự án đúng như cam kết, đồng thời cập nhật thông tin chính xác và nhanh chóng cho các bên liên quan.

  • Tìm hiểu, phân tích thị trường, nắm bắt xu hướng để đem lại những giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp.

  • Thực hiện những báo cáo số liệu quan trọng cho khách hàng

  • Hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, giúp họ giải đáp, giải quyết những vấn đề phát sinh 

4. Cần những kỹ năng gì để trở thành một Account Manager?

Như vậy ở trên chúng ta đã giải nghĩa được Account Manager là gì? Tuy nhiên liệu bạn đã biết để trở thành một Account Manager xuất chúng bạn cần phải nằm lòng những kiến thức nào chưa?

Với đặc thù công việc phải làm việc với khách hàng và kết hợp với các phòng ban khác nhau trong công ty nên đòi hỏi Account Manager phải sở hữu những kỹ năng như sau:

Kiến thức Marketing

Như bạn đã biết, Account Manager cần phải theo dõi, lên kế hoạch và hỗ trợ bộ phận Creative trong sáng tạo ý tưởng. Bởi vậy để nắm bắt, điều chỉnh dự án thì họ cần phải nằm lòng những kiến thức Marketing. Một số doanh nghiệp hiện nay khi tuyển dụng vị trí này thường yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp ngành liên quan Marketing hoặc quản trị kinh doanh.

Tuy vậy, vẫn có rất nhiều Account Manager đến từ những ngành học khác nhau. Thực tế thì việc làm trái ngành cũng giúp họ đóng góp dưới nhiều góc độ đa dạng hơn.

Biết cách giao tiếp khéo léo

Đặc thù công việc của Account Manager là cây cầu kết nối doanh nghiệp và khách hàng. Bởi vậy kỹ năng giao tiếp tốt được coi là chìa khóa dẫn đến sự thành công. Họ phải có sự linh hoạt, khéo léo trong giao tiếp. Đôi khi là cứng rắn với khách hàng để giúp khách hàng hiểu rõ vấn đề, đôi khi lại mềm mỏng với các phòng ban trong công ty để thúc đẩy họ có thể làm tốt các công việc trong dự án.

Đặc biệt, Account Manager cũng sẽ là người có thể nắm bắt, chỉ ra những điểm sai lệch của dự án so với mong muốn ban đầu của khách hàng. Họ quyết đoán để giúp dự án đi đúng hướng hơn, bên cạnh đó họ cũng không ngần ngại thể hiện thái độ cứng rắn để không bị khách hàng chèn ép.

Giao tiếp khéo léo với khách hàng và các phòng ban trong công ty

Giao tiếp khéo léo với khách hàng và các phòng ban trong công ty

Không sợ khó khăn, thử thách

Trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào chắc chắn sẽ trải qua những khó khăn, thử thách và Account Manager cũng vậy. Điều quan trọng là họ sẵn sàng lăn xả, cập nhật xu hướng cũng như không ngần ngại tạo cho mình những trải nghiệm mới để rút kinh nghiệm xử lý tình huống đa dạng. Với những kinh nghiệm này, chắc chắn họ có thể giúp công ty hoàn thành dự án.

Quan sát và kỹ năng phân tích thông tin

Đây là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ Account Manager nào cũng cần phải có. Họ sẽ biết cách nhìn nhận thông tin vấn đề từ tổng quan cho đến chi tiết nhất. 

Bằng kỹ năng này, Account Manager sẽ giúp doanh nghiệp định hình được kế hoạch, hướng đi cũng như giải pháp chi trả cho dự án. Cụ thể:

  • Điểm mạnh của đội ngũ thực hiện dự án là gì?

  • Thị trường đang có biến đổi gì không?

  • Đối thủ đã có những hướng đi như thế nào?

Tư duy linh hoạt, không rập khuôn

Trên thực tế, Account Manager thường làm việc trong các Agency, nơi các doanh nghiệp sẽ sáng tạo ý tưởng độc đáo, ấn tượng cho các nhãn hàng. Do đó, một Account Manager cần phải có tư duy linh hoạt, không dựa dẫm hay bị rập khuôn và khiến cho dự án trở nên nhàm chán, không thu hút được sự quan tâm của công chúng.

Hơn nữa, họ cần phải luôn trau dồi, cập nhật kiến thức trước sự thay đổi nhanh chóng của ngành tiếp thị, từ đó có thể sáng tạo ra những ý tưởng nổi bật, hiệu quả cho khách hàng.

Luôn xây dựng tư duy linh hoạt, không rập khuôn, dựa dẫm

Kết hợp, điều phối và theo dõi tiến độ công việc của từng phòng ban

Account Manager cần tiếp nhận những yêu cầu của khách hàng, sau đó hệ thống lại yêu cầu và truyền đạt lại cho các phòng ban có thể nắm bắt được. Tiếp theo, họ cần phải theo dõi hoạt động, tiến độ dự án của từng phòng ban để có thể báo cáo chính xác nhất cho khách hàng.

Khẳng định năng lực của bản thân

Như bạn đã biết, Account Manager là người sẽ phải làm việc với cả bên khách hàng và công ty. Do đó, cần phải luôn luôn khẳng định được năng lực của bản thân, khiến hai bên tin tưởng, từ đó thúc đẩy cơ hội phát triển của doanh nghiệp.

 

Khẳng định năng lực bản thân là một yếu tố quan trọng Account Manager

Khẳng định năng lực bản thân là một yếu tố quan trọng Account Manager

5. Lương của một Account Manager như thế nào?

Lương của Account Manager

Mức thu nhập của Account Manager

Mức thu nhập của một Account Manager tùy theo năng lực, quy mô của một doanh nghiệp và thường từ 15 đến 35 triệu đồng/tháng. Hơn nữa, lộ trình thăng tiến của Account cũng đầy thử thách và cơ hội để bạn nâng mức lương của mình. Cụ thể, những cấp bậc chính của Account bao gồm:

  • Account Executive

  • Account Manager

  • Account Director

Bạn có thể làm việc ở vị trí Account Executive trong vòng từ 2 đến 3 năm. Trong quá trình này cần phải trau dồi năng lực để có thể có thể cất nhắc lên những vị trí cao hơn.

6. Yêu cầu khi tuyển dụng Account Manager

Tuyển dụng vị trí Account Manager

Tuyển dụng vị trí Account Manager

Trên thực tế, yêu cầu cho vị trí Account Manager sẽ có sự khác nhau giữa các doanh nghiệp. Nhìn chung, một ứng viên Account Manager đủ điều kiện cần đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Tốt nghiệp cao đẳng đại học ngành Quản trị kinh doanh, Truyền thông, Kinh tế, Marketing,...

  • Có kinh nghiệm ở vị trí Account Manager hoặc tương tự

  • Có khả năng đàm phán, thương lượng và giao tiếp tốt

  • Thành thạo các phần mềm của MS Office hoặc CRM

7. Một số câu hỏi chính khi phỏng vấn tuyển dụng Account Manager

Trong một buổi phỏng vấn cho vị trí Account Manager, nhà tuyển dụng sẽ thường hỏi ứng viên những câu hỏi sau:

  • Ở vị trí Account Manager, từ thang điểm 1 - 10, bạn tự đánh giá bản thân mình bao nhiêu điểm?

  • Dự án đầy thử thách mà bạn từng đảm nhận là gì? Bạn đã xử lý những khó khăn đó như thế nào?

  • Yếu tố nào là quan trọng nhất khi xây dựng mối quan hệ với khách hàng?

  • Nếu khách hàng cảm thấy không hài lòng với những sản phẩm sáng tạo của các phòng ban, bạn giải quyết vấn đề như thế nào?

  • Lý do chúng tôi nên chọn bạn thay vì những ứng viên khác?

8. Câu hỏi thường gặp

8.1. Học ngành gì để trở thành Account Manager?

Để trở thành một Account  Manager, nhiều doanh nghiệp yêu cầu ứng viên phải tốt quản trị kinh doanh và các ngành liên quan.

8.2. Trách nhiệm chính của Account Manager trong một doanh nghiệp?

Account Manager có đảm nhận trách nhiệm tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với khách hàng cũng như thực hiện và ký kết hợp đồng với khách hàng từ đó mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

8.3. Account Manager có gì khác biệt với Sales?

Trên thực tế, rất nhiều người thường có sự nhầm lẫn giữa Account Manager và Sales. Tuy nhiên hai vị trí này là khác nhau. Điểm khác biệt lớn nhất là Account Manager tập trung vào quan hệ khách hàng trong khi đó Sales lại tập trung vào doanh số bán hàng.

Có thể nói rằng Account nói chung và Account Manager là ngành nghề đang có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Sự bùng nổ của các dịch vụ quảng cáo, tiếp thị Account được coi là một vị trí quan trọng, không thể thiếu trong một Agency. Hy vọng với bài viết chia sẻ này của Biluxury, bạn đã có thêm kiến thức chi tiết hơn về vị trí Account Manager cũng như có được các định hướng phù hợp cho nghề nghiệp tương lai của mình. 




This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên