CEO Là Gì? Tất Tần Tật Về Công Việc Và Vai Trò Của CEO
- 19.12.2022
- Người viết: Tuấn Anh lúc
Top Sản phẩm bán chạy
Trên thực tế, cụm từ CEO cực kỳ phổ biến trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Vậy thì CEO là gì? Những vai trò của CEO trong một doanh nghiệp? Đây là thắc mắc phổ biến của rất nhiều người. Nói một cách ngắn gọn thì CEO (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Executive Officer) chính là tổng giám đốc điều hành của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Biluxury tìm hiểu chi tiết về CEO là gì cũng như đặc thù công việc của vị trí này.
1. Định nghĩa CEO là gì?
CEO là gì là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Theo đó, CEO là viết tắt cụm từ tiếng Anh Chief Executive Officer, ở Việt Nam chức vụ này được diễn giải phổ biến thành Giám đốc điều hành, Tổng giám đốc hay Giám đốc công ty.
Hiểu đơn giản, CEO là chức vụ cao nhất, có nhiệm vụ điều hành toàn bộ các hoạt động trong một doanh nghiệp, dẫn dắt công ty, tập đoàn đi đến thành công. Theo đó, CEO có trách nhiệm chung trong việc lên kế hoạch, triển khai, đưa ra chiến lược phát triển từ đó đạt được các mục tiêu tài chính của một doanh nghiệp. CEO cũng có trách nhiệm với toàn bộ các phòng ban, bộ phận của công ty. Như vậy, có thể nói rằng CEO chính là người lèo lái, dẫn dắt công ty vượt qua các khó khăn, gặt hái được thành công trên thương trường.
Thông thường CEO sẽ chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, trong một số công ty CEO cũng chính là chủ tịch của Hội đồng quản trị.
Định nghĩa CEO là gì?
2. Vai trò của CEO trong một doanh nghiệp?
Trên thực tế, trách nhiệm mà CEO gánh trên vai cực kỳ nặng nề và quan trọng. CEO chính là người lên kế hoạch, quản lý toàn bộ hoạt động và đưa doanh nghiệp đi đến sự thành công. Dưới đây là một số nhiệm vụ quan trọng tiêu biểu của một CEO:
Vạch ra chiến lược phát triển, nhằm thực hiện được sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp.
Lập kế hoạch và chịu trách nhiệm cho từng hướng phát triển cụ thể của công ty.
Lên kế hoạch, thực hiện các hoạt động kinh doanh do Hội đồng quản trị phê duyệt.
Đảm bảo doanh nghiệp đạt được các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, đồng thời chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như sự tăng trưởng của công ty.
Đưa ra ý kiến nhằm cải thiện những hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.
Xây dựng và nâng cao văn hoá doanh nghiệp.
Phát triển, quảng bá hình ảnh công ty
Kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh ngân sách với định mức phù hợp. Duyệt thu, chi cũng như chuẩn bị dự toán định kỳ cho doanh nghiệp.
Thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư
Đàm phán và ký kết các hợp đồng kinh doanh với đối tác
Tổ chức và đánh giá các hoạt động trong công ty
Thiết lập cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp, đề ra nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể cho từng phòng ban, xây dựng kế hoạch sử dụng nhân sự hiệu quả.
Phê duyệt các quyết định bổ nhiệm, các quy chế lương thưởng, trợ cấp,...
Những vai trò quan trọng của CEO trong một doanh nghiệp
3. Kỹ năng cần có để trở thành một CEO
Với đặc thù công việc phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết nhiều hạng mục công việc nên để trở thành một CEO, bạn phải tích lũy và trau dồi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm bao gồm:
Kiến thức ở đa dạng lĩnh vực: Đây là một yếu tố tiên quyết để trở thành một CEO. Theo đó, CEO phải là người có hiểu biết, có tầm nhìn tổng quan và rộng về đa dạng lĩnh vực, chứ không chỉ riêng chuyên môn của họ.
Nền tảng về quản trị: Một nhà điều hành xuất sắc cần phải tích lũy được kỹ năng và kinh nghiệm về quản trị. Hơn thế, CEO cũng phải thường xuyên nghiên cứu, cập nhật những kiến thức quản trị mới, nhờ đó điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Kỹ năng và kinh nghiệm: Không chỉ phải giỏi về chính chuyên môn của mình, CEO còn phải là người có sự va chạm, trải nghiệm bản thân ở các lĩnh vực, môi trường và hoàn cảnh khác nhau. Thông thường, trước khi trở thành CEO, ứng viên thường giữ vai trò là COO của doanh nghiệp, điều này giúp họ tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm để hoàn thành tốt các công việc của một CEO.
Sức khoẻ tốt, chịu được áp lực: Trên thực tế, khối lượng công việc của CEO rất nhiều, áp lực cũng rất lớn. Do đó, ứng viên cần phải có sức khoẻ tốt, khả năng chịu áp lực tốt để dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gặt được thành công trên thương trường.
Tố chất bẩm sinh: Để trở thành một nhà điều hành xuất sắc, ứng viên không chỉ cần phải có sự đào tạo, học hỏi và có định hướng đúng đắn mà tố chất bẩm sinh cũng giữ một vai trò quan trọng. Một số yếu tố bẩm sinh cần có để trở thành CEO bao gồm IQ (chỉ số thông minh), EQ (chỉ số cảm xúc), khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, sáng tạo và tư duy khoa học. Tính cách quyết định, có uy lực của người cầm quyền và sự nhanh nhạy cũng là một yếu tố tạo nên một nhà điều hành xuất sắc.
Những kỹ năng mà một CEO cần phải có
4. Xây dựng thương hiệu cá nhân đối với CEO
Trên thực tế, để trở thành một nhà điều hành xuất sắc, ứng cử viên cũng phải xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân tốt đẹp và ấn tượng. Thương hiệu cá nhân tốt sẽ góp phần thu hút đối tác và nhân tài làm việc cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu như CEO có hình ảnh cá nhân không ấn tượng thì đôi khi sẽ làm giảm doanh số cũng như không thể thu hút được nhân tài.
Bởi vậy, CEO luôn phải cố gắng tạo dựng thương hiệu cá nhân đáng tin cậy, để đối tác coi trọng, nể phục cũng như có tiếng nói đúng như vị trí mà mình đang nắm giữ. Theo đó, CEO cần phải phát triển, hiểu chuyên sâu nhu cầu, động cơ của các bên liên quan, từ đó thúc đẩy hoạt động để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
5. Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO
Cách xây dựng thương hiệu cá nhân cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về CEO là gì. Dưới đây là một số cách để tạo nên thương hiệu cá nhân ấn tượng cho một CEO.
5.1. Xây dựng thương hiệu cá nhân với phong cách riêng
Một CEO xuất sắc thường sở hữu những phẩm chất cá nhân thu hút được sự chú ý của công chúng được với một doanh nghiệp. Do đó, hãy tận dụng những phẩm chất này để tạo nên một phong cách cá nhân thật ấn tượng. Với thương hiệu cá nhân ấn tượng của một CEO, người tiêu dùng và cả đối tác sẽ có sự tin tưởng, an tâm hơn khi sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp.
Thương hiệu cá nhân của một CEO thường được thể hiện qua các yếu tố như hành động, cử chỉ, phát ngôn và bao gồm cả cách ăn mặc. Đương nhiên, khách hàng và đối tác sẽ không có ấn tượng tốt đẹp với doanh nghiệp nếu như CEO của công ty xuất hiện với bộ trang phục không chỉn chu trong một sự kiện quan trọng.
Phẩm chất thu hút tạo nên thương hiệu cá nhân ấn tượng
5.2. Xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng
Đây cũng là một yếu tố quan trọng để trở thành một CEO xuất chúng. Theo đó, thay vì kìm hãm nhân viên, lo sợ quyền kiểm soát sẽ mất dần thì tạo ra quyền năng cho nhân viên là một cách thức hiệu quả để xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bằng cách tin tưởng và trao quyền cho cấp dưới, CEO có nhiều thời gian, công sức hơn cho việc thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.
Tạo dựng đội ngũ nhân viên chất lượng cao
5.3. Tận dụng tối đa chức danh CEO
Trên thực tế, giới truyền thông và công chúng thường mong muốn trò chuyện với CEO hơn bất kỳ ai khác trong doanh nghiệp. Chính vì thế, CEO nên tận dụng tối đa chức danh này để quảng bá công ty. Một ví dụ điển hình cho phương pháp xây dựng thương hiệu này là CEO của Starbuck, Howard Schultz. Ông đã viết và xuất bản rất nhiều cuốn sách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ chính trị, văn hoá và cả công việc kinh doanh của ông. Điều này khiến công chúng luôn quan tâm, chú ý tới ông cũng như thương hiệu cà phê Starbuck.
5.4. Đi đầu các ý tưởng
Việc đi đầu và phát triển những ý tưởng mới mẻ chính là một cách hiệu quả để phát triển doanh nghiệp. Với việc giới thiệu rộng rãi các ý tưởng của mình, CEO và cả doanh nghiệp sẽ thu được những lợi ích nhất định.
Một hình ảnh tiêu biểu nhất cho cách thức xây dựng thương hiệu này là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO của hãng hàng không Vietjet. Bà nhận thấy rằng nhu cầu về hàng không nước ta không có nhiều sự khác biệt với thế giới, tuy nhiên tại thời điểm ấy Việt Nam chưa có một hãng hàng không giá rẻ nào để phục vụ tối đa nhu cầu của người dân. Chính điều này đã thúc đẩy bà thực hiện và thành lập nên hãng hàng không giá rẻ Vietjet. Nhờ ứng dụng thông minh quản lý, khai thác tối ưu các chi phí tàu bay, kỹ thuật, nhân lực, giảm chi phí con người đã mang lại sự thành công cho hãng hàng không này.
5.5. Tận dụng mạng xã hội
Hiện nay, mạng xã hội là phương tiện phổ biến để con người tiếp nhận và xử lý thông tin. Bởi vậy, CEO được khuyến khích nên tận dụng tối đa và tạo dựng hồ sơ mạng xã hội phù hợp với phong cách mà bản thân đang theo đuổi.
Đặc biệt, CEO cần có sự nhất quán trong hành động, phát ngôn của mình giữa các tài khoản mạng xã hội khác nhau như Facebook, Instagram, Youtube,... Điều này sẽ tạo dựng được niềm tin cho đối tác và khách hàng.
Sử dụng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp
6. Mức lương của CEO là bao nhiêu?
CEO được coi là nhân viên cấp cao nhất của một doanh nghiệp. CEO cống hiến thời gian, công sức và chất xám của mình cho những mục tiêu chung của doanh nghiệp, dẫn dắt doanh nghiệp gặt hái được những thành công trên thương trường. Đương nhiên, áp lực, sức ép và thời gian bỏ ra cho công việc của một CEO cũng cao hơn gấp nhiều lần so với một nhân viên bình thường.
Do đó, CEO xứng đáng nhận được mức lương cao nhất nhì trong cấp bậc chức vụ của doanh nghiệp. Hiện nay, CEO thường được trả lương từ 30 - 140 triệu/tháng, thậm chí là lên tới hàng trăm triệu đồng.
7. Học ngành gì để làm CEO?
Đây cũng là thắc mắc phổ biến của rất nhiều người khi tìm hiểu về CEO là gì. Có nhiều ý kiến cho rằng, để trở thành CEO nên học ngành quản trị kinh doanh. Thực chất đây là một ý kiến không đúng. Bởi lẽ, các nhà tuyển dụng hiện nay quan tâm đến kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng của ứng viên, chứ không đơn thuần quan tâm đến bằng cấp hay ngành học.
Tuy nhiên, ngành quản trị kinh doanh cũng là một ngành học được nhiều CEO theo đuổi khi học đại học. Bởi lẽ, ngành học này cung cấp những kiến thức về kinh tế, xã hội, văn hoá cùng các nguyên lý quản trị kinh doanh, kiến thức quản lý nhân sự,... Những yếu tố mà CEO cần phải có khi điều hành một doanh nghiệp.
Học ngành gì để trở thành CEO
8. FAQ
8.1. CEO cần phải giỏi chuyên môn gì?
Đầu tiên, CEO cần phải giỏi trong việc quản lý, vận hành một doanh nghiệp, đặc biệt phải bao quát và nắm được tình hình hoạt động của các phòng ban. Thông thường CEO sẽ thường theo học ngành quản trị kinh doanh để thực hiện các công việc này một cách thuận lợi. Ngoài ra bộ phận tài chính cũng có khả năng trở thành CEO tuy nhiên, cơ hội thường ít hơn.
8.2. Sự khác biệt giữa CEO và Founder?
CEO có nhiệm vụ chung là điều hành và đưa ra chiến lược để dẫn dắt doanh nghiệp phát triển, thành công. Trong khi đó, Founder là người thành lập, có trách nhiệm tập trung vào phát triển sản phẩm, kiến tạo tầm nhìn cho doanh nghiệp.
8.3. Trong một doanh nghiệp có thể có cả CEO và Founder không?
Có thể. Một doanh nghiệp có thể tồn tại cả CEO và Founder.
Như vậy trên đây Biluxury đã chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức xung quanh CEO là gì cũng như cách thức để xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả cho CEO. Hy vọng với những kiến thức này, bạn đọc sẽ có sự hiểu biết hơn về chức vụ quản lý cấp cao này.
Viết bình luận