Ý nghĩa các chức danh CEO, COO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì?
- 19.12.2022
- Người viết: Tuấn Anh lúc
Top Sản phẩm bán chạy
[Giảm 33%] Combo Áo Sơ Mi Dài Tay 7SMDB008GHS + Quần Âu Bền Màu 7QAUB003GHS
699,000₫
1,040,000₫
Trên thực tế, CEO, COO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO,... là những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa thực sự hiểu ý nghĩa các chức danh này cũng như vai trò của từng vị trí trong doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về CEO, COO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì nhé.
1. CMO là gì?
CMO là gì là một trong những thắc mắc phổ biến của rất nhiều bạn đọc hiện nay. Theo đó, CMO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Marketing Officer, nghĩa là giám đốc Marketing. Đây là một chức vụ cấp cao và giữ vai trò điều hành các hoạt động tiếp thị của một doanh nghiệp.
Theo đó, chức năng của CMO được coi là cầu nối giữa phòng Marketing và các bộ phận chức năng khác của doanh nghiệp như sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin (IT),... Sự kết nối này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu chung đã đề ra ban đầu.
Cụ thể, một CMO đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong một doanh nghiệp và liên quan đến đa dạng hạng mục như phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, truyền thông tiếp thị, phát triển kênh phân phối, quản trị bán hàng, quan hệ công chúng,... Ngoài ra, CMO cũng là chức vụ có thể báo cáo trực tiếp công việc với tổng giám đốc.
Những đặc thù công việc này đòi hỏi người giữ chức CMO phải sở hữu chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả chuyên môn của bản thân cũng như các công việc quản lý dự án. Cụ thể, ngoài những công việc hàng ngày, CMO còn phải có trách nhiệm tổ chức, điều phối nhân viên thực hiện hiệu quả các công việc tiếp thị của một doanh nghiệp. Đặc biệt, CMO cũng là một nhà tư vấn chuyên nghiệp cho tổng giám đốc (CEO) trong việc định hướng và xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp. Như vậy trên đây là thông tin giải đáp câu hỏi CMO là chức danh gì để bạn đọc có sự hiểu biết chi tiết hơn về vị trí quản lý cấp cao này.
Định nghĩa CMO là gì?
2. CEO là gì?
Ngoài “CMO là gì” thì “CEO là gì” cũng là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Theo đó, CEO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Executive Officer, nghĩa là tổng giám đốc điều hành của một doanh nghiệp.
Trên thực tế CEO giữ chức vụ cao nhất của một công ty, tập đoàn hay tổ chức kinh doanh nào đó với trọng trách là điều hành các hoạt động của doanh nghiệp theo chính sách, chiến lược của Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, trong một số doanh nghiệp CEO cũng thường giữ vai trò là chủ tịch Hội Đồng quản trị. Ngoài ra, trong một số nước châu Âu thì ban lãnh đạo được chia thành ban lãnh đạo phụ trách kinh doanh và bên lãnh đạo phụ trách định hướng phát triển công ty. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa được việc xung đột về lợi ích cũng như tránh quyền lực tập trung quá nhiều vào một cá nhân.
Có thể nói rằng, vai trò của CEO trong doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, là người đưa ra phương hướng phát triển cho công ty và phải giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan bên cạnh việc kinh doanh. Do đó, một CEO có thể có học vấn thấp hoặc cao nhưng phải có năng lực giải quyết vấn đề để điều hành công ty phát triển, vượt qua những khó khăn.
CEO là cụm từ viết tắt của Chief Executive Officer, nghĩa là tổng giám đốc
3. CFO là gì?
Một vai trò cực kỳ quan trọng khác trong một doanh nghiệp chính là CFO. Theo đó, đây là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Financial Officer, nghĩa là giám đốc tài chính. CFO giữ trách nhiệm quản lý tài chính cho doanh nghiệp với các công việc cụ thể như nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tài chính, phân tích tài chính, cảnh báo nguy cơ và đưa ra dự báo tài chính đáng tin cậy trong tương lai, đồng thời khai thác hiệu quả các nguồn vốn của doanh nghiệp,...
Theo đó, vai trò chính của CFO trong một doanh nghiệp bao gồm:
Quản lý, đảm bảo tính chính xác của các loại sổ sách, bảo vệ, giữ gìn tài sản của doanh nghiệp.
Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động tài chính cơ bản hiệu quả nhất
Đưa ra chiến lược phát triển đồng nhất của doanh nghiệp hoặc gia tăng chiến lược phát triển chính xác theo từng giai đoạn.
Tư duy tài chính hiệu quả khi thực hiện công việc, đánh giá và chấp nhận rủi ro về tài chính của doanh nghiệp.
Vai trò quan trọng của CFO trong doanh nghiệp
4. CPO là gì?
CPO cũng là một chức vụ có trách nhiệm quan trọng trong một công ty, tập đoàn hay một tổ chức kinh doanh nào đó. CPO được viết tắt từ cụm từ Chief Product Officer có nghĩa là giám đốc sản xuất của một doanh nghiệp.
CPO có trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, dựa vào năng lực sản xuất của công ty và đối tác ở thời điểm hiện tại, đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm. Theo đó, CPO cũng phải làm việc với các phòng ban liên quan, quản lý các lao động trực tiếp để thực hiện sản xuất theo đúng kế hoạch đã đề ra.
CPO là chức vụ giám đốc sản xuất trong một doanh nghiệp
5. CCO là gì?
CCO là một chức vụ lớn trong doanh nghiệp, có vai trò cực kỳ quan trọng, chỉ đứng sau tổng giám đốc (CEO). CCO là viết tắt của cụm từ Chief Customer Officer trong tiếng Anh, nghĩa là giám đốc kinh doanh. CCO có vai trò điều hành toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm khâu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ giúp gia tăng nguồn lực của công ty.
CCO là chức vụ giám đốc kinh doanh
6. CHRO là gì?
Quản lý và sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ. Đó cũng là lý do CHRO ra đời. Cụ thể, chức vụ này được viết tắt từ cụm từ Chief Human Resources Officer, có nghĩa là giám đốc nhân sự.
Cụ thể, CHRO có vai trò là đưa ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Theo đó, CHRO sẽ thực hiện các hạng mục công việc như tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện nhân sự vào những vị trí mà họ có thể phát triển tối đa năng lực, sự sáng tạo của bản thân, từ đó trở thành nguồn tài nguyên quý báu của doanh nghiệp
Vai trò quan trọng của giám đốc nhân sự (CHRO) trong doanh nghiệp
7. FAQ
7.1. Trong một doanh nghiệp có cần phải có đầy đủ CEO, COO, CFO, CCO, CHRO, CMO không?
Tuỳ vào quy mô, năng lực và lĩnh vực hoạt động mà một doanh nghiệp có thể đầy đủ các CEO, COO, CFO, CCO, CHRO, CMO hay không.
7.2. Các quản lý cấp cao như CEO, COO, CFO, CHRO, CMO có thường xuyên liên kết với nhau không?
Có. Các phòng ban cần phải có sự liên kết với nhau để điều chỉnh, hướng dự án đi đúng hướng và phát triển doanh nghiệp chứ không thể hoàn toàn làm việc độc lập được.
7.3. Để trở thành CMO có khó không?
Để trở thành một CMO chưa bao giờ là lựa chọn dễ dàng. Chức vụ này đòi hỏi ứng viên phải trau dồi, tích lũy nhiều kỹ năng như tiếp thị, quản lý dự án, sáng tạo với khối lượng công việc lớn hơn nhiều so với nhân viên Marketing bình thường.
Như vậy trên đây là bài viết chia sẻ về CEO, COO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO là gì. Hy vọng với những kiến thức đã chia sẻ ở trên, bạn sẽ có thêm sự hiểu biết về các chức vụ quản lý cấp cao trong một doanh nghiệp.
Viết bình luận