GIỎ HÀNG CỦA TÔI
0 SẢN PHẨM
TỔNG TIỀN:
0₫
TUYỆT VỜI!! Sản phẩm của bạn đã được thêm vào giỏ hàng
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Sản phẩm thường được mua cùng
Director Là Gì? Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Director Và CEO

Director Là Gì? Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Director Và CEO

Trên thực tế Director là một thuật ngữ đã không nhiều xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt là những người làm việc trong các doanh nghiệp lớn. Theo đó, Director là một chức vụ quản lý cấp cao, có trách nhiệm quan trọng trong việc dẫn dắt doanh nghiệp thành công và phát triển. Đây cũng là vị trí mà nhiều bạn trẻ lấy làm mục tiêu để phấn đấu. Vậy thì bạn đã hiểu đúng Director là gì chưa? Những công việc mà một Director đảm nhận là gì? Có gì khác biệt với CEO?

1. Director là gì? Những chức danh liên quan?

Director là gì là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến khi bắt đầu tìm hiểu về các chức vụ quản lý cấp cao trong một doanh nghiệp. Theo đó, Director trong tiếng Việt gọi là giám đốc, họ là những người đứng đầu các phòng ban, các bộ phận trong một doanh nghiệp. Đồng thời đảm nhận vai trò định hướng, điều hành doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thường xuyên bắt gặp một số chức danh liên quan đến Director có thể kể đến như Managing Director, Operation Director. Board of Direction.

Định nghĩa Director là gì

Định nghĩa Director là gì

Managing Director, chức danh trong tiếng Việt là giám đốc điều hành có vai trò rất lớn trong một doanh nghiệp, đảm nhận trọng trách điều hành các hoạt động của công ty. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ báo cáo tình hình kinh doanh theo quý, tháng, năm cho chủ tịch công ty cũng như xây dựng định hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

Do đặc thù công việc quan trọng nên Managing Director cũng có những đặc quyền riêng. Đặc biệt, họ còn có thể thực hiện triệu tập hội đồng và quản lý các liên lạc của hội đồng. Bên cạnh đó, MD cũng sẽ là người đại diện của doanh nghiệp để trả lời các câu hỏi của truyền thông, tuy nhiên thường sẽ không mạnh bằng CEO.

Operation Director

Trong tiếng Việt, Operation Director được thể hiện bằng cụm từ giám đốc vận hành hoặc quản lý điều hành. Họ là người đảm nhận các vai trò giám sát, chỉ đạo các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, nhờ đó có thể thực hiện được các mục tiêu ban đầu đã đề ra. Nhìn chung, mục đích của cuối cùng của OD là giúp cho doanh nghiệp hoạt động trơn tru, ổn định hơn. Cụ thể, họ sẽ thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

  • Kiểm soát, giám sát thông tin tài chính và ngân sách của doanh nghiệp

  • Quản lý chuỗi cung ứng và các sản phẩm tồn kho

  • Quản lý những hoạt động kinh doanh của công ty

  • Quản lý, điều phối nhân sự

Board Of Director

Board of Director (BOD) là chỉ nhóm người đại diện được bầu làm cổ đông của công ty. BOD thường xuyên tham gia các cuộc họp để quyết định các chính sách đồng thời giám sát chặt chẽ những hoạt động của công ty. 

Đặc biệt họ sẽ thực hiện cân nhắc các mục tiêu về tuyển dụng, điều phối hay sa thải các quản lý cấp cao, chính sách lương, chính sách điều hành, chính sách quyền chọn của nhân viên cấp điều hành. Số lượng BOD sẽ không có giới hạn, thường từ 3 đến 31. Tuy nhiên số lượng ổn định nhất vẫn là 7.

2. Phân biệt Director và CEO

“CEO là gì” và “Director là gì” hai câu hỏi thường xuyên xuất hiện cùng nhau, dẫn đến những hiểu lầm không đáng có về hai chức vụ này. Vậy thì Director và CEO có gì khác nhau và làm sao để phân biệt?

Bảng so sánh dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết.

 
 

Director

CEO

Giống nhau

Là chức vụ quan trọng với trách nhiệm điều hành doanh nghiệp. 

Khác nhau

Thường được sử dụng trong các nước châu Âu. Và dùng để chỉ vị trí quản lý cấp cao có nhiệm vụ thực hiện, xử lý các công việc hàng ngày của một doanh nghiệp. 

Thường được sử dụng phổ biến ở các nước châu Mỹ. Đây là được coi là chức vụ quyền lực, cao nhất trong một doanh nghiệp. Nếu gọi CEO là Director thì chính là đang hạ thấp vai trò quyền lực của một CEO.

3. Những hạng mục công việc của một Director

Director là gì? Những vai trò của Director trong một doanh nghiệp? Theo đó, Director thực hiện những vai trò khác nhau với mục tiêu chung là đưa doanh nghiệp phát triển, lớn mạnh hơn. Những hạng mục công việc mà Director cần phải đảm nhận gồm có:

Lập kế hoạch kinh doanh

Director lập kế hoạch kinh doanh

Director lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp

Cụ thể, Director phải thực hiện kế hoạch kinh doanh cũng như điều hành hoạt động kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để làm được điều đó, Director cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và nghiêm túc với các phòng ban khác trong doanh nghiệp.

Tuyển dụng, điều phối và đào tạo nhân sự

Trên thực tế, việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp đã có bộ phận tuyển dụng chịu trách nhiệm. Tuy nhiên với những vị trí quan trọng, bộ phận HR cũng cần phải tham khảo ý kiến của Director để tìm được những ứng viên phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng sẽ thực hiện đào tạo, điều phối công việc để nhân sự có thể thực hiện suôn sẻ các hoạt động trong doanh nghiệp.

Tạo dựng, duy trì quan hệ tốt đẹp với đối tác

Trong thời đại thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc xây dựng cũng như duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với đối tác, khách hàng là một yếu tố quan trọng để phát triển doanh nghiệp. Theo đó, Director chính là người trực tiếp đứng ra thương lượng, đàm phán đồng thời gắn kết công ty với các đơn vị đối tác. Do đó họ cũng phải chịu trách nhiệm cho việc xây dựng cũng như duy trì, mở rộng quan hệ tốt đẹp với đối tác, khách hàng.

Ký kết những hợp đồng quan trọng

Cụ thể, Director chính là đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện các cuộc đàm phán cũng như ký kết hợp đồng với đối tác, khách hàng. Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng cũng đồng thời cũng đi kèm với rủi ro cao hơn, vì thế họ phải hết sức nhạy bén và cẩn thận.

Hạng mục công việc của Director

Hạng mục công việc của Director

4. Những kỹ năng cần có để trở thành một Director?

Khi tìm hiểu về Director là gì, nhiều người cũng mong muốn hiểu thêm về các kỹ năng cần có của vị trí này, từ đó có định hướng phát triển phù hợp để đạt được mục tiêu nghề nghiệp đúng đắn. Theo đó, với đặc thù công việc phức tạp như trên, đòi hỏi ứng viên phải chuẩn bị những kỹ năng dưới đây:

  • Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp: Như bạn đã biết, Director là đại diện của công ty để đàm phán, thương lượng với đối tác, khách hàng. Do đó họ phải trau dồi tốt kỹ năng giao tiếp, biết lắng nghe và thuyết phục khách hàng.

  • Kỹ năng quản trị: Đây là một kỹ năng thiết yếu mà bất kỳ quản lý cấp cao nào cũng cần phải trau dồi. Kỹ năng này sẽ giúp bạn dẫn dắt doanh nghiệp định hướng đúng đắn, có sự phát triển và ngày càng lớn mạnh hơn.

  • Kỹ năng xử lý vấn đề: Trong trường hợp xảy ra các sự cố không mong muốn, Director cần phải có kỹ năng xử lý tình huống, giúp doanh nghiệp giảm tối thiểu rủi ro xảy đến.

  • Đặc biệt, Director cần phải có sự hiểu chuyên sâu và rộng về kinh doanh, điều này giúp nhìn nhận vấn đề sâu sắc và đa diện hơn.

Những kĩ năng trở thành Director

Những kỹ năng cần có để trở thành Director

5. Làm gì để trở thành một Director?

Trên thực tế, để trở thành một Director đòi hỏi ứng viên phải có năng lực, ưu thế vượt trội. Theo đó, họ không chỉ phụ thuộc vào kinh nghiệm, bằng cấp mà còn phải có sự phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động và các đặc điểm của công ty. Một số giai đoạn bạn phải trải qua để trở thành Director gồm có:

  • Nâng cao học vấn: Ứng viên cần phải theo đuổi các ngành học như marketing, quản trị kinh doanh, kinh tế,... hoặc các ngành liên quan để có sự hiểu biết sâu rộng nhất về lĩnh vực mà mình đang theo đuổi. Hiện nay, cũng có rất nhiều Director không tốt nghiệp đại học tuy nhiên con số rất ít và lộ trình thăng tiến của họ cũng khó khăn hơn nhiều so với ứng cử viên tốt nghiệp đại học khác.

  • Xây dựng lộ trình theo giai đoạn: Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trên con đường theo đuổi vị trí này. Đầu tiên, bạn có thể làm việc và trau dồi kinh nghiệm ở vị trí nhân viên tại các doanh nghiệp, sau đó cố gắng tiến tới những chức vụ cao hơn như trưởng phòng, phó giám đốc,...

  • Tạo dấu ấn đột phá và ấn tượng: Không chỉ phải luôn chăm chỉ, cố gắng trau dồi kinh nghiệm mà bạn cũng cần phải luôn nắm bắt cơ hội để tạo nên những dấu ấn đột phá cho bản thân. 

  • Tích lũy kinh nghiệm: Bạn cần phải tích lũy những kinh nghiệm về mặt kiến thức chuyên môn, thái độ, thói quen và kỹ năng. Đặc biệt luôn phải trau dồi bản thân, đúc rút kinh nghiệm từ những người đi trước.

Trau dồi bản thân để trở thành Director

Trau dồi bản thân để trở thành Director

6. Thách thức và triển vọng của Director

Thách thức của một Director

Trên thực tế, ngoài lương thưởng hấp dẫn thì Director còn phải chịu áp lực công việc rất lớn. Từng quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến sự thành bại của công ty nên tinh thần của họ luôn phải nhạy bén và sẵn sàng xử lý mọi khó khăn, thử thách.

Triển vọng của Director

Trên thực tế thì Director là vị trí quản lý cấp cao trong một doanh nghiệp do đó lương thưởng cũng như quyền lực cũng cao hơn nhân viên bình thường. Đây là vị trí xứng đáng để lựa chọn làm mục tiêu theo đuổi nghề nghiệp.

Khó khăn và triển vọng của chức vụ Director

Khó khăn và triển vọng của chức vụ Director

7. Câu hỏi thường gặp

7.1. Director là chức vụ gì?

Trong tiếng Việt, Director được hiểu là Giám đốc, là những người đứng đầu các bộ phận, phòng ban, cũng là người chịu trách nhiệm định hướng phát triển doanh nghiệp,

7.2. Mức lương của Director hiện nay là bao nhiêu?

Tại Việt Nam hiện nay, mức lương trung bình của Director rơi vào khoảng 20 triệu/tháng, tuỳ theo mô hình, năng lực cũng như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

7.3. Sự khác biệt chính giữa Director và CEO?

Trên thực tế, cả CEO và Director đều là những quản lý cấp cao trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên, Director thường được sử dụng ở các nước châu Âu và dùng để chỉ cấp quản lý chuyên thực hiện các công việc hàng ngày của doanh nghiệp. Trong khi đó, CEO thường được sử dụng ở Mỹ và chỉ cấp quản lý cao nhất trong doanh nghiệp. Nếu gọi CEO là Director là đang giảm vai trò, quyền lực của họ.

Như vậy trên đây là bài viết chia sẻ về Director là gì của Biluxury. Thông qua bài viết này có thể thấy rằng vị trí Director đóng một vai trò quan trọng trong một doanh nghiệp. Ngoài ra chức vụ này cũng có nhiều sự khác biệt với CEO. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ có thêm sự hiểu biết hơn về Director đồng thời có được định hướng nghề nghiệp đúng đắn. 

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên