CFO Là gì? Tất Tần Tật Về Công Việc Và Vai Trò Của Một CFO
- 20.12.2022
- Người viết: Tuấn Anh lúc
Top Sản phẩm bán chạy
[Giảm 33%] Combo Áo Sơ Mi Basic 7SMDB008XDM + Quần Âu Bền Màu 7QAUB003TTT
699,000₫
1,044,000₫
CFO thường được ví như chức quản lý cấp cao đứng số 2 trong doanh nghiệp. Trên thực tế, CFO đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy thì bạn đã biết CFO là gì chưa? Những nhiệm vụ, vai trò cụ thể của vị trí này trong doanh nghiệp là gì? Trong bài viết này, hãy cùng Biluxury tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề trên.
1. CFO là gì?
CFO là một thuật ngữ quen thuộc, thường được sử dụng trong các doanh nghiệp nước ngoài. Với mức lương thưởng hấp dẫn cùng với công việc đòi hỏi nhiều thách thức nên CFO nhanh chóng trở thành vị trí được nhiều người theo tuổi. Tuy nhiên hiện nay cũng có rất nhiều người chưa thực sự hiểu CFO là gì? CFO là viết tắt của từ gì?
Trên thực tế, CFO là viết tắt của cụm từ Chief Finance Officer trong tiếng Anh, có nghĩa là giám đốc tài chính. Đây là vị trí quản lý cấp cao, đồng thời là mắt xích quan trong việc quản lý tài chính của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lại có nhiều sự nhầm tưởng giữa CFO và kế toán trưởng. Bởi lẽ tại một số doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) thông thường kế toán trưởng sẽ kiêm nhiệm luôn các công việc về mặt tài chính. Trong khi đó, vai trò của CFO và kế toán trưởng tại các tập đoàn lớn lại được phân chia rõ ràng, chuyên nghiệp hơn. Nhìn chung, vai trò của CFO là quản lý, quyết định tài chính và cần phải có khả năng tái hiện, cải thiện tài chính của tổ chức cho các ban giám đốc.
Định nghĩa CFO là gì?
2. Vai trò của CFO là gì?
Như vậy, chúng ta đã hiểu được định nghĩa CFO là gì trong nội dung trên. Một vấn đề được quan tâm hàng đầu khi tìm hiểu về chức vụ này chính là vai trò của họ trong doanh nghiệp.
Theo đó, trước những sự biến động không ngừng của thị trường việc làm thì những yêu cầu công việc của CFO càng nên được làm nổi bật để thấy rõ tầm quan trọng của CFO đối với sự phát triển của doanh nghiệp.
Cầu nối chặt chẽ cho doanh nghiệp và khách hàng
Với khả năng tái hiện, hình dung tổng quan về tài chính của doanh nghiệp cùng với kiến thức về con số, CFO có thể giúp doanh nghiệp ký kết được các hợp đồng có lợi nhất.
Hoạch định chiến lược
Trên thực tế, những báo cáo tài chính rõ ràng giúp doanh nghiệp có thể định hình được chiến lược phát triển một cách rõ ràng hơn. Với sự tư vấn đúng đắn của CFO, doanh nghiệp có thể kiểm soát và sử dụng dòng tiền hợp lý, hiệu quả nhất đồng thời vận hành doanh nghiệp đi đến sự phát triển vượt bậc.
Nhiệm vụ quản trị
Căn cứ vào cơ cấu, mô hình, quy mô và lĩnh vực hoạt động mà giám đốc tài chính sẽ đưa ra mô hình quản lý tài chính phù hợp nhất nhằm tối ưu hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhờ có những báo cáo đầu vào, đầu ra một cách cụ thể, chi tiết, doanh nghiệp có thể đưa các phương án hoạt động phù hợp nhất, hạn thế thấp những rủi ro có thể xảy đến đồng thời có thể sử dụng hiệu quả, thông minh các nguồn vốn.
Do đó, có thể khẳng định rằng CFO chính là cánh tay phải đắc lực của CEO để dẫn dắt doanh nghiệp đi đến sự thành công cũng như làm việc với các bộ phận với các phòng ban khác để hỗ trợ doanh nghiệp có thể hoạt động trơn tru, hiệu quả nhất.
Vai trò quan trọng của CFO trong một doanh nghiệp
3. Những hạng mục công việc chính của một CFO
Bạn đang thắc mắc vai trò của CFO là gì? Nội dung sau đây sẽ cho bạn biết những trách nhiệm chính của giám đốc tài chính trong một doanh nghiệp.
Theo dõi, quản lý các hoạt động tài chính để nắm được những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Tình hình tài chính của một doanh nghiệp luôn cần phải được kiểm tra chặt chẽ. Với những báo cáo tài chính như dòng tiền thu vào, dòng tiền chi ra, giám đốc tài chính sẽ biết được hoạt động kinh doanh nào hiệu quả, hoạt động nào kém hiệu quả, thu được lợi nhuận thấp. Từ đó đưa ra các điều chỉnh phù hợp và tối ưu hoá lợi nhuận cho tổ chức.
Tư vấn những kế hoạch tài chính lâu dài cho công ty
Nhằm giúp doanh nghiệp ngăn chặn được các rủi ro về tài chính, CFO sẽ chịu trách nhiệm tư vấn cho ban giám đốc các kế hoạch sử dụng tài chính hiệu quả.
Báo cáo tài chính
Trên thực tế, báo cáo tài chính là một phần cực kỳ quan trọng và chiếm hầu hết thời gian của CFO, nhờ đó có thể tối ưu hoá tài chính của doanh nghiệp. Thông qua những báo cáo này, ban giám đốc sẽ dễ dàng thấy được những thành tựu, những điểm còn thiếu sót trong hoạt động kinh doanh, sử dụng tài chính. Cùng với đó là những phân tích đúng đắn của một CFO để đưa ra hướng phát triển tốt nhất.
CFO có nhiệm vụ báo cáo tài chính cho CEO và Hội đồng quản trị
Thanh khoản
Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng của một CFO. Một giám đốc tài chính cần phải có khả năng giúp doanh nghiệp của minh thanh toán được những khoản nợ ngắn hạn. Nếu như chỉ số thanh khoản lớn hơn 1 thì chứng tỏ doanh nghiệp đang có sự phát triển tốt, hạn chế thấp nhất việc doanh nghiệp phải đối mặt với khủng hoảng tài chính.
Tối ưu hoá lợi nhuận của doanh nghiệp
Bạn phải hiểu rằng, mọi hoạt động kinh doanh đều nhằm mục đích tối ưu hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ số lợi nhuận (ROI) trên chi phí đầu tư càng cao thì càng chứng tỏ được hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả.
Ngoài ra, CFO cũng đảm nhận vai trò phân biệt rõ ràng giữa doanh thu và lợi nhuận. Nếu doanh thu cao nhưng lợi nhuận thu về lại không cao thì cần phải xem xét, điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính đang thực hiện.
Phối hợp với các phòng ban để thực hiện quảng bá sản phẩm với ngân sách phù hợp nhất.
Truyền thông là hoạt động không thể thiếu để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với công chúng, thu hút khách hàng. Tương tự như các hoạt động tuyển dụng, đầu tư dự án,... thì việc phải chi ngân sách vượt mức chi trả hạn định nhưng có thể tối đa mức lợi nhuận của doanh nghiệp thì cũng hoàn toàn xứng đáng.
Tuy vậy, cần phải hoạch định chi tiết và đúng đắn các chiến lược truyền thông sao cho ngân sách được cân đối nhất để hạn chế thấp nhất có thể xảy đến với doanh nghiệp.
Phối hợp với phòng ban khác để quảng bá sản phẩm, dịch vụ với ngân sách phù hợp, hiệu quả
Phối hợp làm việc với giám đốc nhân sự (CHRO)
Khâu tuyển dụng và đào tạo nhân sự luôn được các doanh nghiệp đặt trọng tâm. Tuy nhiên hoạt động này cũng cần phải có kế hoạch về tài chính chi tiết và hiệu quả. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm được các thất thoát tài chính trong trường hợp ứng viên “bùng” hay trượt phỏng vấn hoặc là nghỉ làm sau khi trải qua tháng thử việc do không phù hợp với văn hoá doanh nghiệp.
Xây dựng mối quan hệ với các quản lý cấp cao, cổ đông và đối tác nước ngoài
Đối ngoại là một trong những hoạt động mà các quản lý cấp cao cần phải đẩy mạnh, đặc biệt là với CEO, người giữ vai trò quản lý hoạt động tài chính cũng như các nguồn vốn của doanh nghiệp. Bằng cách giữ các mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng, các nhà đầu tư, CFO sẽ giúp doanh nghiệp có sự vươn mình mạnh mẽ trong thời kỳ thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư đáng tin cậy
Hỗ trợ các hoạt động kiểm toán của doanh nghiệp
Bằng việc hỗ trợ kiểm toán, CFO sẽ chứng minh được hoạt động tài chính của công ty được thực hiện một cách minh bạch, tuân thủ luật pháp một cách nghiêm ngặt. Họ có nhiệm vụ giải trình tính hợp pháp của các báo cáo tài chính và các sổ sách tài chính liên quan. Họ tiếp nhận những tư vấn của kiểm toán viên để phát hiện và chỉnh sửa các lỗ hổng trong các hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Quản trị công nợ
Một doanh nghiệp minh bạch luôn có thể sẵn sàng đương đầu với các khoản nợ. Theo đó, CFO cũng là người chịu trách nhiệm về các khoản nợ tiềm ẩn, các hợp đồng pháp lý, nghĩa vụ thuế,...
CFO cũng có nhiệm vụ hỗ trợ kiểm toán và quản trị công nợ
4. Sự khác nhau giữa CEO và CFO?
CEO và CFO đều là quản lý cấp cao, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy vậy, hai vị trí này đảm nhận những vai trò rất khác.
4.1. Trách nhiệm tổng thể
Theo đó, CEO là người giữ vai trò tổng giám đốc điều hành của công ty, có trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ khâu hoạt động kinh doanh đến mảng nhân sự. Trong khi đó, CFO giữ vai trò là người giám sát và quản lý tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp có thể đủ nguồn vốn thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như tối ưu hoá tài chính.
Trách nhiệm tổng thể của CFO
4.2. Trách nhiệm cho các chiến lược công ty
CEO là người chịu trách nhiệm chung cho các chiến lược và các biện pháp để có thể thực hiện các chiến lược đó. Ngược lại, CFO chỉ chịu trách nhiệm về mảng tài chính. Nói cách khác, giám đốc tài chính sẽ đảm bảo doanh nghiệp có đủ dòng tiền đẻ có thể thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp.
4.3. Đầu mối liên hệ
CEO là đại diện pháp luận của công ty. Họ là người thay mặt cho ban giám đốc phát biểu, đưa rác ý kiến trước công chúng và truyền thông. Ngược lại CFO sẽ giữ các mối quan hệ với đối tác, ngân hàng, người cho vay, nhà đầu tư cũng như tổ chức tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sự khác biệt giữa CEO và CFO về các đầu mối quan hệ
4.4. Báo cáo công việc
CFO sẽ báo cáo công việc cho CEO bằng cách thực hiện phân tích tài chính, dữ liệu doanh thu, lợi nhuận và chi tiêu của doanh nghiệp. Trong khi đó, CEO sẽ báo cáo các hoạt động của doanh nghiệp cho Hội đồng quản trị. Ngoài ra, cả CEO và CFO đều có thể tham gia vào hội đồng quản trị của công ty.
4.5. Phân tích tài chính
CFO có vai trò phân tích tài chính của doanh nghiệp về mặt định lượng và định tính. Họ cũng phải tiến hành kiểm soát tốt các hoạt động thuộc khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp để đảm bảo sử dụng nguồn lực về tài chính được sử dụng hiệu quả và thông minh nhất. Ngược lại, CEO sẽ dựa vào những báo cáo tài chính của CFO để đưa ra những chỉnh sửa, định hướng đúng đắn nhất cho các hoạt động của công ty.
Phân tích tài chính cho doanh nghiệp
4.6. Phát triển nguồn nhân lực
CEO là người có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân sự cấp cao, kế thừa cho doanh nghiệp. Trong khi đó, CFO sẽ đảm nhận vai trò tìm kiếm, đào tạo nhân sự tài năng về mặt tài chính và kế toán.
Tuy nhiên, trên thực tế mối quan hệ của CEO và CFO không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Họ thường xuyên có những mâu thuẫn, tranh luận đặc biệt là về những quyết định có thể đem đến rủi ro cho doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, CEO là người thiết lập các kế hoạch cho doanh nghiệp trong khi đó CFO được coi là cánh tay phải đắc lực của CEO. Ngoài ra, những lãnh đạo cấp cao luôn biết cách cân bằng với nhau để cùng nhau hướng đến sự thành công cho doanh nghiệp.
Sự khác biệt giữa CEO và CFO về phát triển nguồn nhân lực
5. Sự khác nhau giữa CFO và kế toán trưởng
Khi nhắc đến CFO là gì người ta thường liên tưởng đến những công việc của kế toán trưởng. Tuy nhiên, ở những doanh nghiệp chuyên nghiệp thì hai vị trí này được phân biệt rất rạch ròi và rõ ràng.
Xét về đặc thù công việc
CFO là người lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp cho ban giám đốc và Hội đồng quản trị. Họ có chuyên môn trong quản trị dòng tiền, xây dựng tài chính, đầu tư ngắn hạn, thuế ngắn hạn, quản trị rủi ro, thương lượng các thương vụ đầu tư, mua lại cũng như duy trì, xây dựng mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp với khách hàng, đối tác,...
Trong khi đó, kế toán trưởng là người hỗ trợ giám đốc tài chính trong việc hạn chế tối đa những thất thoát tài chính của doanh nghiệp, đồng thời thu thập số liệu tài chính từ những phòng ban khác nhằm đảm bảo tính minh bạch của doanh nghiệp trước pháp luật. Ngoài ra, kế toán trưởng cũng đảm nhận nhiệm vụ hạch toán bảng lương thưởng, chính sách đãi ngộ cho nhân viên.
Mức lương của CFO và kế toán trưởng có khác nhau không?
Mức lương trung bình của một kế toán trưởng thường rơi vào từ 15 đến 30 triệu/tháng. Trong khi lương trung bình của một CFO là từ 30 - 40 triệu và có thể lên đến 112 triệu/tháng.
Sự khác biệt giữa CEO và kế toán trưởng
6. Những yếu tố cần có để trở thành CFO
Như vậy nội dung ở phía trên đã cho bạn thấy vai trò của CFO là gì trong doanh nghiệp. Với đặc thù công việc phức tạp, khối lượng công việc lớn như vậy thì để trở thành một CFO không hề dễ dàng. Cụ thể, những yếu tố quan trọng cần có để trở thành một CEO bao gồm:
Kiến thức
Như bạn đã biết, nhiệm vụ chính của CFO là quản lý tài chính do đó họ cần phải đảm có kiến thức về kế toán, tín dụng, tài chính, pháp luật về mặt tài chính,... cùng rất nhiều kiến thức khác. Để làm được điều bạn, bắt buộc bạn phải có bằng cử nhân về tài chính hoặc kế toán, sau đó học cao hơn để lấy bằng thạc sĩ. Ngoài ra, các chứng chỉ quốc tế như CFA, CPA, ACCA cũng rất quan trọng.
Kỹ năng và tính cách của một người lãnh đạo
Bên cạnh những kiến thức chuyên môn thì một lãnh đạo cấp cao cần phải rèn luyện cho mình những kỹ năng và tính cách cần có của một người lãnh đạo. Một số kỹ năng mà một giám đốc tài chính nên trau dồi tích luỹ bao gồm hoạch định tài chính, quản lý ngân sách đầu tư cũng như các kỹ năng phối hợp làm việc với các phòng ban khác.
Đặc biệt, ứng viên phải rèn luyện được khả năng ý thức cao về trách nhiệm của bản thân. Hãy đảm bảo rằng các công việc do bạn quản lý được thực hiện một cách thuận lợi và nhịp nhàng, đồng thời có khả năng xử lý kịp thời các sự cố có thể phát sinh.
Ngoài ra, hãy rèn luyện phong thái của một người lãnh đạo để có thể dẫn dắt, quản lý một tổ chức đi đúng hướng và hoạt động hiệu quả nhất.
Tích lũy kinh nghiệm cần thiết
Tương tự như các vị trí cấp cao khác, để trở thành một CFO bạn cũng cần phải bắt đầu từ chức vụ thấp. Bạn có thể bắt đầu với vị trí chuyên viên phân tích tài chính, trong quá trình làm việc cần phải tích lũy kinh nghiệm, thể hiện được tố chất của bản thân để cất nhắc đến những vị trí cao hơn như chuyên viên hoạt động tài chính, trưởng phòng phân tích tài chính cuối cùng là giám đốc tài chính.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt đầu với chức vụ kế toán rồi phát triển lên kế toán trưởng và giám đốc tài chính.
Những yếu tố cần có để trở thành CFO
7. Một số CFO nổi tiếng tại Việt Nam
Bà Dương Thị Mai Hoa - CFO tập đoàn Vingroup
Bà Dương Thị Mai Hoa là gương mặt nổi bật trong những vị giám đốc tài chính tài năng nhất tại Việt Nam. Với tầm nhìn xuất chúng và bản lĩnh mà khó ai có được, bà Dương Thị Mai Hoa đã chinh phục nhiều vị trí cấp cao tại các tập đoàn lớn trong nước như Công ty Oracle VN Pte, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Bamboo Airways, tập đoàn FLC, tập đoàn Vingroup,... Theo đó, cựu CEO tập đoàn Vingroup này không chỉ được nể phục bởi tài năng có thể vực dậy kinh tế của các doanh nghiệp mà còn bởi bản lĩnh dám nghĩ dám làm của một người phụ nữ.
Bà Nguyễn Thị Mai Hoa - Cưu CEO kiêm CFO của tập đoàn VinGroup
Ông Lê Thanh Liêm - CFO Vinamilk
Ông Lê Thanh Liêm bắt đầu công việc tại hãng sữa Vinamilk với vị trí kế toán viên vào năm 1994, sau nhiều nỗ lực và cống hiến ông được bổ nhiệm làm Phó Phòng Kế Toán, sau đó là Trưởng Phòng Kế toán. Từ năm 2015 đến nay, ông Lê Thanh Liêm giữ vai trò là Giám đốc tài chính Vinamilk. Khác với lịch sử “nhảy việc” đáng ngưỡng mộ của bà Dương Thị Mai Hoa, ông Lê Thanh Liêm dành ¼ cuộc đời để đồng hành và cống hiến cho hãng sữa nổi tiếng này. Với những nỗ lực đã bỏ ra, hiện nay ông Lê Thanh Liêm đã sở hữu hơn 49.7 tỷ VND cổ phiếu của Vinamilk cùng khối tài sản đáng ngưỡng mộ khác.
Ông Lê Thanh Liêm, giám đốc tài chính (CFO) của Vinamilk
8. Câu hỏi thường gặp
8.1. Học ngành gì để trở thành CFO?
Để trở thành CFO đòi hỏi phải sở hữu, tích lũy nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về tài chính, do đó ngành học phù hợp phải liên quan đến tài chính, kế toán. Ngoài ra, các chứng chỉ quốc tế như CPA, ACCA,... cũng cực kỳ quan trọng.
8.2. Mức lương của CFO là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương trung bình của CFO thường rơi vào từ 30 đến 40 triệu, thậm chí có thể lên đến 112 triệu/tháng.
8.3. Sự khác biệt chính giữa CFO và CEO là gì?
CEO có vai trò giám sát, điều hành tất cả các hoạt động công ty dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Trong khi đó, CFO thực hiện các trách nhiệm về quản lý tài chính, đảm bảo các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Như vậy bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn đọc định nghĩa CFO là gì và những thông tin liên quan. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên bạn đã có hiểu biết chi tiết hơn về giám đốc tài chính, đồng thời có định hướng phát triển sự nghiệp đúng đắn, phù hợp cho bản thân. Đừng quên theo dõi Biluxury để đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác.
Viết bình luận