GIỎ HÀNG CỦA TÔI
0 SẢN PHẨM
TỔNG TIỀN:
0₫
TUYỆT VỜI!! Sản phẩm của bạn đã được thêm vào giỏ hàng
Khởi Nghiệp Là Gì? Những Yếu Tố Cần Và Các Bước Khởi Nghiệp

Khởi Nghiệp Là Gì? Những Yếu Tố Cần Và Các Bước Khởi Nghiệp

Khởi nghiệp là cụm từ thường xuyên được nhắc đến trong nhiều nền tảng mạng xã hội hiện nay. Đây cũng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, thảo luận của đa dạng đối tượng từ người trẻ đến trung niên, đàn ông hay phụ nữ. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu rõ khởi nghiệp là gì chưa? Cần phải sở hữu những yếu tố nào để có thể thành công khi khởi nghiệp? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.

1. Khởi nghiệp là gì?

Trên thực tế, khởi nghiệp là gì luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu, đặc biệt là khi họ đang ấp ủ một dự định kinh doanh riêng nào đó. Cụ thể, định nghĩa khởi nghiệp là gì có thể được hiểu đơn giản như sau, đó là khi một người thành lập một doanh nghiệp, ở đó họ sẽ đứng ra quản lý, đồng thời là người sáng lập hoặc đồng sáng lập ra đơn vị kinh doanh. Theo đó, hoạt động kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ mới hay đã có mặt sẵn trên thị trường và theo ý tưởng riêng của bản thân mình đều được gọi là khởi nghiệp.

Khởi nghiệp cũng là quá trình tạo ra một lĩnh vực hoạt động kinh doanh mới cho riêng bản thân. Trong đó, bạn sẽ tuyển dụng, thuê nhân viên làm việc và bạn sẽ đứng ra quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty. Chính vì thế, khởi nghiệp được đánh giá là mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho bản thân, đồng thời tạo ra lợi ích cho người lao động và xã hội.

Thay vì bắt đầu làm thuê cho người khác, nhiều người ấp ủ dự định khởi nghiệp, ở đó họ có công việc và cả thu nhập từ chính việc kinh doanh của mình. Điều này không chỉ giúp họ có thể tự do, sáng tạo trong công việc, hơn thế nếu quá trình khởi nghiệp thuận lợi, doanh nghiệp phát triển thì nguồn thu nhập của họ sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với bình thường.

Hơn thế, đối với xã hội mà nói thì khởi nghiệp cũng chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển. Khởi nghiệp giúp tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giải quyết được phần nào đó nỗi lo của đất nước, xã hội, đồng thời giảm áp lực kinh tế khi tỉ lệ thất nghiệp được giảm thiểu ở một mức nhất định.

Định nghĩa khởi nghiệp là gì

Định nghĩa khởi nghiệp là gì

2. Sự khác biệt giữa khởi nghiệp và Startup?

Ngoài khởi nghiệp là gì, hiện nay chúng ta cũng thường xuyên được tiếp xúc với cụm từ Startup. Bởi vì thường xuyên song hành cùng nhau nên nhiều người thường nhầm lẫn hai khái niệm này.

Trên thực tế, khái niệm khởi nghiệp là gì đã xuất hiện từ lâu đời và có mặt ở nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, Startup chỉ là một cụm từ xuất hiện mới đây, đặc biệt là khi công nghệ thông tin có sự phát triển mạnh mẽ. Sự giống nhau của khởi nghiệp và startup là cả hai đều bắt đầu từ yếu tố “con người” và đưa ra những giải pháp để đáp ứng nhu cầu của thị trường bằng bàn tay trắng, từ đó thu lợi nhuận.

Cụ thể, khởi nghiệp là bắt đầu sự nghiệp với hình thức phổ biến nhất là thành lập doanh nghiệp trong một lĩnh vực nào đó. Ngược lại, Startup còn được gọi là Khởi nghiệp sáng tạo, nơi một nhóm người hoặc một công ty cùng làm một điều gì đó chưa được đảm bảo sẽ thành công. 

Điều này được thể hiện trong phát biểu của ông Neil Blumenthal, đồng giám đốc điều hành của Warby Parky trên tạp chí Forbes: “A startup is a company working to solve a problem where the solution is not obvious and success is not guaranteed.”

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, khởi nghiệp là “hành động” bắt đầu một sự nghiệp trong khi Startup là “danh từ” để chỉ một nhóm người hoặc một công ty. Startup cũng là một hình thức để người ta lựa chọn để khởi nghiệp. Tuy nhiên, startup và khởi nghiệp là hoàn toàn khác nhau, không thể gọi khởi nghiệp là startup và ngược lại.

Sự khác biệt giữa khởi nghiệp và startup

Sự khác biệt giữa khởi nghiệp và startup

3. Đối tượng người bắt đầu khởi nghiệp là những ai?

Có thể nói rằng đối tượng khởi nghiệp không có sự giới hạn. Hầu như người trưởng thành đều mong muốn có thể khởi nghiệp, bao gồm cả giới trẻ hay người già, nam, nữ, trong hay ngoài nước, sống ở thành thị hay nông thôn. Chỉ cần có ý tưởng kinh doanh, đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội đều có thể đứng ra khởi nghiệp.

Tuy vậy, nhìn chung nhóm người hăng hái nhất hiện nay có thể kể đến là các bạn trẻ, những người có đam mê sáng tạo và làm giàu. Bằng sự nhanh nhạy với công nghệ cùng với sự nhiệt huyết cũng như sự dũng cảm, họ không ngần ngại thực hiện hoá những ý tưởng kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, khởi nghiệp chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Ngược lại, nếu bạn có tự tin, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách thì không gì là không thể cả. 

Đối tượng có thể khởi nghiệp không bị giới hạn

Đối tượng có thể khởi nghiệp không bị giới hạn

4. Những yếu tố quan trọng để khởi nghiệp thành công

Như chúng ta đã cùng thảo luận ở trên, khởi nghiệp chưa bao giờ là lựa chọn dễ dàng, dù cho là với người có nhiều kinh nghiệm. Ngược lại, cần trau dồi rất nhiều tố chất để có thể khởi nghiệp thành công.

Sự sáng tạo

Sáng tạo ý tưởng khởi nghiệp

Sáng tạo ý tưởng khởi nghiệp

Sáng tạo luôn là một yếu tố cần thiết để làm việc, bao gồm cả khi khởi nghiệp. Sự sáng tạo vượt bậc sẽ giúp bạn vượt qua đối thủ, nhìn thấy nhu cầu thị trường, những ngành hàng gì đang thiếu và từ đó đưa ra những giải pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, những kế hoạch kinh doanh khi khởi nghiệp không cần phải là những ý tưởng mới hoàn toàn, chưa ai biết đến, thay vào đó nó cần phải có sự đột phá cũng như lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Những sự khác biệt trong dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn cung cấp sẽ giúp bạn có ưu thế hơn trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt này. 

Vốn khởi nghiệp

Vốn khởi nghiệp

Vốn ban đầu khởi nghiệp

Chắc chắn rồi, huy động vốn là yếu tố không thể thiếu trước khi bắt đầu một hoạt động kinh doanh nào. Vốn được coi là đòn bẩy cho sự thành công cũng là nguồn nuôi dưỡng công việc kinh doanh của bạn.

Sự kiên trì

Trên thực tế, rất ít người có được sự thành công ngay từ lần đầu khởi nghiệp. Vì vậy hãy kiên trì để không từ ngã sau những lần thất bại. Tinh thần quyết tâm và sự kiên trì sẽ động lực dẫn bắt đến sự thành công.

Kiến thức chuyên môn và kiến thức nền tảng cơ bản

Kiến thức nền tảng và chuyên môn là yếu tố không thể thiếu để khởi nghiệp thành công. Cụ thể, bạn muốn kinh doanh trong một lĩnh vực cụ thể nào đó thì phải chuẩn bị những kiến thức liên quan. Ví dụ, nếu bạn muốn kinh doanh cây cảnh thì cần phải nắm được các kiến thức về cách chăm sóc cây cối,...

Ngoài ra, bạn cũng cần phải tìm hiểu những kiến thức thuộc khía cạnh khác nhau liên quan đến kinh doanh như quy phạm pháp luật, công nghệ, sản phẩm, thị trường,...

Kỹ năng nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường giúp người khởi nghiệp có thể hiểu rõ thị trường lĩnh vực mà mình đang kinh doanh, từ đó đưa ra hướng phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp trong tương lai. Cụ thể, những yếu tố cần đặc biệt quan tâm khi nghiên cứu thị trường bao gồm:

  • Xu hướng, mức độ cạnh tranh, mức độ hấp dẫn, tốc độ tăng trưởng của xu thế bán hàng.

  • Tìm hiểu về đối thủ và đối chiếu với doanh nghiệp của mình

  • Khách hàng tiềm năng, khách hàng điển hình, nhân khẩu học của khách hàng.

Kỹ năng quản lý tài chính

Để khởi nghiệp thành công, người khởi nghiệp chắc chắn phải chuẩn bị cho mình kỹ năng quản lý tài chính. Tài chính được quản lý và phân phối đúng cho các nhu cầu nhân sự, cơ sở vật chất khi hoạt động kinh doanh chưa thể tạo ra doanh thu. Bởi vậy nên xây dựng kế hoạch tài chính chi tiết, hợp lý ngay từ giai đoạn đầu đến các giai đoạn sau này.

Kỹ năng uỷ quyền

Một người quản lý giỏi cần phải biết cách uỷ quyền cho nhân viên có thể thực hiện được các công việc hàng ngày trong một doanh nghiệp. Uỷ thác hợp lý sẽ giúp công tác quản lý và hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn. Theo đó, hãy biết cách điều phối doanh nghiệp làm việc cho mình chứ không phải chạy theo quá trình hoạt động của công ty.

Kỹ năng hoạch định chiến lược

Có thể nói rằng hoạch định chiến lược là một yếu tố tạo nên sự thành công trong kinh doanh. Hiểu đơn giản, hoạch định chiến lược bao gồm cả việc bạn đưa ra định hướng phát triển phù hợp cho doanh nghiệp, cũng như việc phân bổ nguồn vốn và nhân sự phù hợp. Hãy bắt đầu bằng việc hoạch định định hướng hoạt động của doanh nghiệp từ 3 - 5 năm, sau đó đến những kế hoạch chi tiết hơn.

Ngoài những yếu tố trên, bạn cũng nên trau dồi cho mình những kỹ năng mềm như quản lý thời gian, khả năng giao tiếp tốt, quản lý cảm xúc,... Tất cả những yếu tố này sẽ góp phần tạo nên sự thành bại của doanh nghiệp.

5. Những lĩnh vực bạn có thể lựa chọn để khởi nghiệp?

Để khởi nghiệp với đúng ngành nghề yêu thích và phù hợp với kiến thức, kỹ năng, tài chính là vấn đề của rất nhiều người hiện nay. Theo đó, dưới đây là một số lĩnh vực mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn khởi nghiệp.

Môi giới việc làm

Trong những năm gần đây, môi giới việc làm trở thành một trong những xu hướng khởi nghiệp được rất nhiều quan tâm, tìm hiểu. Với hiện trạng, doanh nghiệp khó tìm được ứng viên phù hợp, trong khi người lao động lại cũng không dễ gì gặp được một doanh nghiệp phù hợp với mình. Trước thực trạng này, bạn bạn có thể khởi đầu với trung tâm môi giới việc làm, giúp người lao động và nhà tuyển dụng tìm đến nhau dễ dàng hơn.

Hình thức khởi nghiệp này có thể phát triển cả ở nông thôn và thành phố với các lĩnh vực phổ biến là gia sư, xuất khẩu lao động,... 

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng môi giới việc làm đòi hỏi bạn phải có quan hệ rộng với cả người lao động và nhà tuyển dụng. Ngoài ra, hiện nay cũng có nhiều người lợi dụng hình thức môi giới này để lừa đảo, hoặc thu phí quá cao, khiến nhiều người không tin tưởng vào môi giới việc làm.

Dịch vụ thẩm mỹ

Khi cuộc sống ngày càng hiện đại và cải thiện hơn thì nhu cầu làm đẹp của người ta cũng tăng lên, không phân biệt người trẻ, trung niên hay nam nữ. Đây cũng là một cơ hội lớn để những người khởi nghiệp có thể tiếp cận và kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, hiện hình thức khởi nghiệp này có rất nhiều người tham gia, do đó cạnh tranh cũng gay gắt hơn hẳn một số ngành nghề khác. Do đó cần phải chuẩn bị tốt kiến thức và sở hữu tay nghề giỏi để tạo ưu thế trong thị trường cạnh tranh gay gắt này.

Cho thuê trang phục 

Một trong những lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển ở cả nông thôn và thành thị là dịch vụ cho thuê trang phục. Theo đó, dịch vụ này chuyên cung cấp các loại trang phục như lễ phục, áo dài, dạ hội, trang phục chụp kỷ yếu,... Thế nhưng, lĩnh vực này đòi hỏi bạn phải bỏ ra số vốn ban đầu lớn, trong khi đó, quá trình thu hồi vốn còn phải phụ thuộc vào mô hình kinh doanh có hiệu quả hay không. Ngoài ra, thuê trang phục thường phải kết hợp với các dịch vụ khác như nhân sự, PG, PB,... Ngược lại, nếu chỉ cho thuê trang phục thôi thì dịch vụ của bạn sẽ ít được lựa chọn hơn so với các đơn vị khác.

Kinh doanh đồ ăn nhanh

Khi nói đến khởi nghiệp là gì hoặc lĩnh vực kinh doanh phổ biến, nhiều người thường nghĩ ngay đến kinh doanh đồ ăn nhanh. Thật vậy, đồ ăn nhanh là một lĩnh vực kinh doanh hết sức tiềm năng và có nhiều khả năng thành công. Với lĩnh vực này, bạn có thể kinh doanh tại cửa hàng hoặc giao hàng tận nơi cho khách hàng.

Kinh doanh online

Trên thực tế thì kinh doanh online là một lĩnh vực khởi nghiệp không mới. Tuy nhiên đến nay đây vẫn là lĩnh vực tiềm năng, thu hút nhiều người trẻ tham gia vào thị trường. Đặc biệt, kinh doanh online phù hợp với đa dạng đối tượng từ những người phụ nữ đang ở nhà nội trợ, chăm con đến người đi làm. Hơn thế, nếu bạn chưa đủ điều kiện để mở cửa hàng thì đây chính là một lĩnh vực khởi nghiệp đáng để thử.

Trung tâm đào tạo ngoại ngữ

Ngoại ngữ là điều tất yếu nếu chúng ta muốn vươn ra thế giới. Đây là cầu nối giữa người lao động với doanh nghiệp nước ngoài. Hơn nữa, nhiều trường đại học tại Việt Nam cũng yêu cầu sinh viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ. Với nhu cầu ngày càng tăng thì trung tâm đào tạo ngoại ngữ chắc chắn là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng thành công.

6. Các mô hình kinh doanh khởi nghiệp hiệu quả

Có thể khẳng định rằng lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp chính là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại khi khởi nghiệp. Lựa chọn hình thức kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có thể nhìn nhận, định hướng được thị trường, khách hàng cũng như doanh thu, từ đó có thể phát triển tốt hơn trong tương lai.

Sàn thương mại điện tử

Mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử

Mô hình kinh doanh sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử là gợi ý lý tưởng để có thể xâm nhập vào thị trường hiệu quả hơn trong thời đại 4.0. Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người hình thành thói quen mua hàng trên mạng thay vì hình thức mua hàng trực tiếp tại cửa hàng như truyền thống. 

Để có thể phát huy tốt mô hình kinh doanh này, doanh nghiệp nên có sự đầu tư chỉn chu trong hình ảnh, thông tin và chất lượng sản phẩm, nhờ vậy khách hàng ghé thăm nhiều hơn. Ngoài ra, chú trọng vào khâu tiếp thị và chuẩn bị các phương án dự phòng nếu thị trường có sự biến động nhanh chóng.

Nhượng quyền kinh doanh

Nhượng quyền kinh doanh

Nhượng quyền kinh doanh

Trong những năm gần đây, nhượng quyền là một trong những hình thức kinh doanh được nhiều người lựa chọn. Với việc tận dụng độ phủ sóng, hình ảnh thương hiệu, trao đổi, chuyển giao công nghệ, mua bán dịch vụ từ bên nhượng quyền, bạn có thể phát triển đơn vị hiệu quả hơn.

Kinh doanh online

Hãy tận dụng sử phổ biến của các nền tảng mạng xã hội như Instagram, TikTok, Facebook,... để giới thiệu sản phẩm này đến với người dùng. Mô hình này không bị giới hạn về không thời gian như các kênh truyền thống. Ngược lại, còn giúp người khởi nghiệp tiết kiệm được các chi phí thuê mặt bằng, nhân sự đồng thời tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Tiếp thị liên kết là hình thức kinh doanh trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Cụ thể, đây là hình thức bạn kinh doanh sản phẩm của người khác thông qua đường link. Khi có người mua sản phẩm qua những liên kết này bạn sẽ nhận được hoa hồng. Bằng cách sử dụng các liên kết trên các nền tảng mạng xã hội, mô hình này được tối ưu và đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ dù vốn bỏ ra cực ít.

Kinh doanh đồng giá

Đây là hình thức được nhiều khách hàng quan tâm, đặc biệt là những người quan tâm đến các sản phẩm giá rẻ. Bạn có thể kinh doanh mặt hàng nội trợ, gia dụng nếu tập trung vào đối tượng khách hàng là chị em nội trợ. Nếu là sinh viên có thể tập trung vào các sản phẩm giá rẻ.

Những mô hình khởi nghiệp được lựa chọn phổ biến

7. Xác định chi phí cơ hội của doanh nghiệp

Việc xác định chi phí cơ hội có thể giúp doanh nghiệp có thể biết được mình đã làm được gì, lợi ích thu về hoặc ưu nhược điểm khi lựa chọn các phương pháp kinh doanh khác là như thế nào. Đây được đánh giá là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại khi khởi nghiệp. 

Cụ thể, chi phí cơ hội sẽ có công thức như sau:

OC = FO - CO

Trong đó:

  • OC (Opportunities cost) là chi phí cơ hội của doanh nghiệp

  • FO (Return on the best foregone option) là lợi nhuận thu được từ lựa chọn tốt nhất

  • CO (Return on the Chosen Option) là chỉ số biểu hiện lợi ích khi lựa chọn 

8. Câu hỏi thường gặp

8.1. Những đối tượng nào khởi nghiệp phù hợp?

Bất cứ ai đều có thể khởi nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều bạn trẻ đã đứng ra khởi nghiệp. Ở họ có sự sáng tạo, nhiệt huyết và không ngại khó khăn mà khó lứa tuổi nào có được.

8.2. Nên khởi nghiệp ở những lĩnh vực nào?

Bạn có thể bắt đầu khởi nghiệp với đa dạng lĩnh vực. Một số lĩnh vực có nhiều tiềm năng bạn có thể thử sức hiện nay bao gồm dịch vụ ăn uống, thẩm mỹ - làm đẹp, vận chuyển hàng hoá, đào tạo ngoại ngữ, các dịch vụ về tiếp thị,...

8.3. Có những vấn đề pháp lý nào nên được quan tâm khi khởi nghiệp?

Khởi nghiệp là một thử thách đầy khó khăn, không chỉ phải chuẩn bị kỹ về kiến thức chuyên môn, nguồn vốn, nhân lực mà các vấn đề pháp lý cũng cần phải được quan tâm lên hàng đầu. Theo đó, những vấn đề pháp lý cần được thực hiện khi khởi nghiệp bao gồm đăng ký kinh doanh, pháp lý nhân sự, nguồn vốn, chia lợi nhuận, thuế,...

Như vậy trên đây là câu trả lời chi tiết cho khởi nghiệp là gì cũng những thông tin liên quan. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ trên đây, bạn sẽ hiểu hơn về khởi nghiệp và chuẩn bị cho mình những yếu tố cần thiết khi muốn khởi nghiệp. 

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên