GIỎ HÀNG CỦA TÔI
0 SẢN PHẨM
TỔNG TIỀN:
0₫
TUYỆT VỜI!! Sản phẩm của bạn đã được thêm vào giỏ hàng
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Sản phẩm thường được mua cùng
Giám Đốc Kinh Doanh Là Gì? Vai Trò Và Mô Tả Công Việc

Giám Đốc Kinh Doanh Là Gì? Vai Trò Và Mô Tả Công Việc

Trên thực tế, giám đốc kinh doanh là một thuật ngữ không còn xa lạ với nhiều người, đặc biệt là trong một doanh nghiệp vừa và lớn. Theo đó, giám đốc kinh doanh giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, liệu bạn đã thực sự hiểu đúng giám đốc kinh doanh là gì chưa? Trách nhiệm, công việc của một giám đốc kinh doanh như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây.

1. Giám đốc kinh doanh là gì?

Giám đốc kinh doanh còn được gọi là CCO (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Customer Officer) là một vị trí quản lý cấp cao cực kỳ quan trọng trong một doanh nghiệp, thường chỉ đứng sau tổng giám đốc (CEO).

Theo đó, giám đốc kinh doanh thường đảm nhận việc quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty từ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng, tiếp thị quảng bá sản phẩm cho đến việc hoạch định chiến lược kinh doanh. Do đó, vai trò của một giám đốc kinh doanh trong một công ty là cực kỳ quan trọng.

Chức vụ này có cơ hội việc làm mở rộng cùng với mức lương thưởng hấp dẫn nên giám đốc kinh doanh nhanh chóng trở thành mục tiêu phấn đấu nghề nghiệp của nhiều bạn trẻ.

Định nghĩa giám đốc kinh doanh là gì

Định nghĩa giám đốc kinh doanh là gì

2. Vai trò của một giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp

Vai trò của một giám đốc kinh doanh trong doanh nghiệp

Vai trò của CCO

Trên thực tế, vai trò của giám đốc kinh doanh cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là trong cơ cấu bán hàng. Do đó, sự thất bại hay thành công của một CCO cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nhìn chung, vai trò hàng đầu của giám đốc kinh doanh chính là tìm ra những giải pháp bán hàng hiệu quả, đào tạo đội ngũ chuyên nghiệp để đạt được mục tiêu đã đề ra. Không chỉ vậy, giám đốc kinh doanh còn đảm nhận những vai trò quan trọng sau:

  • Giám đốc kinh doanh là người kể chuyện cho khách hàng

  • Là người có thể cập nhật, nắm bắt các xu hướng công nghệ nhanh chóng

  • Giám đốc kinh doanh đóng vai trò như một khách hàng

  • Giám đốc kinh doanh cũng là cố vấn cấp cao của tổng giám đốc (CEO).

3. Những hạng mục công việc của một giám đốc kinh doanh

Để có thể đảm nhận tốt một chức vụ lớn như giám đốc kinh doanh, đòi hỏi ứng viên phải thực hiện được những hạng công việc như sau:

3.1. Lãnh đạo doanh nghiệp

Lãnh đạo doanh nghiệp

Lãnh đạo doanh nghiệp của CCO

Trên thực tế, nhiệm vụ chính của một CCO chính là đưa ra chiến lược, định hướng các hoạt động kinh doanh được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả nhất, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất cho công ty để có sự tăng trưởng tốt nhất.

Giám đốc kinh doanh cũng là người đứng đầu trong nhóm kinh doanh và PR, Marketing, chăm sóc khách hàng, nhờ đó duy trì hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu kinh doanh. Ngoài ra, CCO cũng là người có trách nhiệm soạn thảo, thực hiện và quyết định những vấn đề về mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2. Phát triển Marketing

Marketing là một trong những lĩnh vực mà một giám đốc kinh doanh cần phải hiểu và nằm lòng. Họ cũng là người đứng đầu các chiến lược tiếp thị để có thể đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường, từ đó có sự tăng trưởng doanh số tốt nhất. Đặc biệt là thu hút, định hướng nhu cầu của khách hàng trong thị trường.

Trong quá trình thực hiện các chiến lược tiếp thị, giám đốc kinh doanh cũng sẽ đứng ra quan sát, đánh giá và điều chỉnh để chiến lược Marketing được thực hiện hiệu quả hơn.

3.3. Nhiệm vụ kinh doanh

Với hạng mục công việc này, giám đốc kinh doanh sẽ phải kết hợp với phòng thiết kế, phát triển để xác định những đặc điểm chính của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó quảng bá đến người tiêu dùng, duy trì thương hiệu cũng như phát triển, giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm, dịch vụ mới của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó CCO cũng là người sẽ tìm kiếm, đề xuất những kênh bán hàng, kênh truyền thông nhiều tiềm năng, nhờ đó đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra ban đầu như doanh số, mối quan hệ với đối tác, sự cân bằng giữa doanh thu và chi phí,...

Một giám đốc kinh doanh xuất chúng cũng cần phải biết cách trực tiếp theo dõi, quan sát và đánh giá hiệu quả kinh doanh. Việc đánh giá thường được dựa vào các tiêu chí đánh giá hoặc được giám đốc kinh doanh đề xuất và điều chỉnh lại sao cho phù hợp nhất với hoạt động của doanh nghiệp.

Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp

Thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp 

3.4. Phát triển các hoạt động kinh doanh

Giám đốc kinh doanh cùng với các quản lý cấp cao của doanh nghiệp như CEO, CMO (giám đốc Marketing), CFO (giám đốc tài chính),... sẽ đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp nhất cho doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu như sự tăng trưởng bền vững, mở rộng quy mô của doanh nghiệp.

Ngoài ra, xác định ngân sách cho các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn có liên quan đến chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng là một trách nhiệm trọng yếu của giám đốc kinh doanh.

3.5. Tham gia tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Ngoài những hạng mục công việc được nêu ở phía trên thì CCO cũng có thể tham gia vào quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp, đặc biệt là cho bộ phận kinh doanh và tiếp thị.

Hơn ai hết, giám đốc kinh doanh chính là người hiểu rõ năng lực và yếu tố cần thiết để có thể trở thành nhân viên kinh doanh, nhờ đó họ có thể quyết định được ứng cử viên nào phù hợp với vị trí này.

3.6. Xây dựng, phát triển mối quan hệ với khách hàng

Đây là công việc mà một giám đốc kinh doanh cần phải đảm nhận để tạo ra các mối quan hệ thân thiết với khách hàng trong thị trường ngày càng khốc liệt như hiện nay. Để làm được điều này, CCO cần phải có tầm nhìn rộng và biết cách xây dựng các mối quan hệ bao phủ lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Tạo dựng, phát triển các mối quan hệ với khách hàng

Tạo dựng, phát triển các mối quan hệ với khách hàng 

4. Những kỹ năng cần có để trở thành một giám đốc kinh doanh?

Giám đốc kinh doanh là người đi đầu trong các hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bởi vậy trở thành một giám đốc kinh doanh chưa bao giờ là lựa chọn dễ dàng, thay vào đó, ứng viên cần phải trau dồi, tích luỹ rất nhiều kỹ năng liên quan. 

Kỹ năng giao tiếp 

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp giám đốc kinh doanh truyền đạt ý tưởng, công việc cho cấp dưới cũng như báo cáo công việc dễ dàng hơn. Ngoài ra, kỹ năng này cũng giúp CCO tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với khách hàng.

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là yếu tố quan trọng để một giám đốc kinh doanh có thể dẫn dắt đội ngũ của mình đạt được những thành công về mục tiêu kinh doanh của công ty, tập đoàn.

Nhạy bén với số liệu

Hầu như quản lý cấp cao nào cũng cần phải trau dồi kỹ năng nhạy bén với số liệu. Bởi lẽ, đặc thù của giám đốc kinh doanh là thường xuyên phải tiếp xúc với bảng số liệu như thống kê chi phí, doanh thu, kê khai tài chính, v.v. Do đó, sự nhạy bén với số liệu sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc.

Kỹ năng quản lý đội ngũ

CCO cũng cần phải rèn luyện cách quản lý, phân chia công việc một cách rõ ràng cho các nhân sự trong đội ngũ với KPI, thời gian rõ ràng và phù hợp với người thực hiện.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Thực tế thì trong quá trình làm việc sẽ có những tranh cãi xảy ra. Lúc này, giám đốc kinh doanh và người làm lãnh đạo nói chung sẽ phát huy tối đa kỹ năng giải quyết vấn đề, điều hoà vấn đề một cách khéo léo nhất cho cả các bên.

Kỹ năng đàm phán

Đây là một kỹ năng quan trọng để giám đốc kinh doanh có thể thương lượng và đàm phán các vấn đề quan trọng như hợp đồng mua bán, trao đổi sản phẩm, dịch với khách hàng, đối tác.

Hoạch định chiến lược 

Kỹ năng này sẽ giúp CCO có thể lên kế hoạch phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp. Ngược lại nếu không biết cách hoạch định chiến lược hoặc chiến lược không hiệu quả, chắc chắn hoạt động kinh doanh và sự phát triển của công ty sẽ bị ảnh hưởng.

Kỹ năng hoạch định chiến lược

Kỹ năng cần trau dồi để có thể trở thành giám đốc kinh doanh

5. Những yêu cầu khi tuyển dụng giám đốc kinh doanh

Thông thường, yêu cầu khi tuyển dụng vị trí tuyển dụng giám đốc kinh doanh sẽ tùy thuộc vào quy mô và năng lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhìn chung, ứng viên sẽ có nhiều cơ hội hơn khi đáp ứng những yêu cầu sau:

5.1. Học vấn

Để có thể trở thành một giám đốc kinh doanh, các doanh nghiệp thường yêu cầu ứng viên phải tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các ngành liên quan. 

5.2. Kinh nghiệm

Đối với vị trí giám đốc kinh doanh, ứng viên cần đạt đủ điều kiện làm việc trong lĩnh vực kinh doanh ít nhất 10 năm, đồng thời có kinh nghiệm trong việc xây dựng, thực hiện các công việc kinh doanh.

Ngoài ra, CCO cũng cần đáp ứng yêu cầu có khả năng quản lý cũng như làm việc từ xa khi doanh nghiệp mở rộng quy mô.

5.3. Kỹ năng làm việc

Có rất nhiều kỹ năng mà một giám đốc kinh doanh cần nằm lòng có thể kể đến như kỹ năng quản lý, lãnh đạo, kinh doanh, Marketing,...

 

Những yêu cầu khi tuyển dụng giám đốc kinh doanh

Tuyển vị trí CCO

6. Mức lương của một giám đốc kinh doanh như thế nào?

Mức thu nhập của một giám đốc kinh doanh sẽ tùy thuộc vào các yếu tố như năng lực của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, công việc thực hiện, kinh nghiệm làm việc hay chỉ tiêu đạt được,...

Mức lương trung bình của một giám đốc kinh doanh là khoảng 30 triệu/tháng, thường sẽ rơi từ 20 đến 45 triệu/tháng.

Mức lương của giám đốc kinh doanh

Mức lương của CCO trong doanh nghiệp

7. Câu hỏi thường gặp

7.1. Chức vụ giám đốc kinh doanh thường được gọi là gì?

Ngày nay, giám đốc kinh doanh thường được gọi là CCO (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Customer Officer). Theo đó giám đốc kinh doanh cũng là một quản lý cấp cao thuộc C-level, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp.

7.2. Để trở thành giám đốc kinh doanh cần phải có bằng cấp gì?

Để trở thành một giám đốc kinh doanh, các doanh nghiệp thường yêu cầu phải có bằng thạc sĩ trong các lĩnh vực kinh doanh, kinh tế, Marketing hoặc các lĩnh vực liên quan. Đặc biệt, các bằng cấp chuyên sâu hơn sẽ có nhiều lợi thế khi muốn trở thành giám đốc kinh doanh.

7.3. Những nhiệm vụ chính của một giám đốc kinh doanh là gì?

Một giám đốc kinh doanh phải đảm nhận các nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhờ đó đạt được các mục tiêu về doanh số.

Có thể thấy rằng giám đốc kinh doanh là một vị trí quan trọng để dẫn dắt doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thuận lợi và hiệu quả nhất. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về vị trí này cũng như có định hướng phù hợp cho sự nghiệp tương lai của bản thân. 

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên