GIỎ HÀNG CỦA TÔI
0 SẢN PHẨM
TỔNG TIỀN:
0₫
TUYỆT VỜI!! Sản phẩm của bạn đã được thêm vào giỏ hàng
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Sản phẩm thường được mua cùng
COO Là Gì? Tất Tần Tật Về Công Việc COO Và Tầm Quan Trọng

COO Là Gì? Tất Tần Tật Về Công Việc COO Và Tầm Quan Trọng

Trên thực tế, hiện nay người ta thường dùng các cụm từ tiếng Anh viết tắt để chỉ các quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, có thể kể đến như CEO, CFO, CMO,... Trong đó vị trí COO cũng nhận được sự quan tâm, tìm hiểu của nhiều bạn đọc. Vậy thì COO là gì? COO có vai trò quan trọng như thế nào trong một doanh nghiệp? Hãy cùng Biluxury tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết sau đây!

1. COO là gì?

COO là gì là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều quan tâm của bạn đọc hiện nay. Để tìm hiểu chi tiết về chức vụ này, trong nội dung dưới đây hãy cùng phân tích định nghĩa COO là gì?

Được biết, COO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Operations Officer. Tại Việt Nam, chức vụ này được gọi là giám đốc vận hành hay giám đốc phụ trách điều hành. Theo đó, đây là chức vụ quản lý cấp cao chỉ đứng sau CEO trong một doanh nghiệp. COO có trách nhiệm về những hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp và là cánh tay phải đắc lực hỗ trợ CEO trong công tác điều hành nội bộ công ty.

Tại Việt Nam, chúng ta thường thấy các công ty lớn với các CEO đứng đầu, nhưng danh tính của COO lại hiếm khi được tiết lộ hoặc có thể họ làm công việc của COO nhưng không có chức vụ cụ thể. COO có thể thừa lệnh của CEO để tổ chức cuộc họp với cấp dưới, các phòng ban khác nhau hoặc gửi những quyết định của doanh nghiệp.

Những đặc thù công việc này đòi hỏi COO phải có khả năng bao quát công việc, tính khách quan và khả năng tổ chức. Đặc biệt, giám đốc phụ trách điều hành phải hiểu chuyên sâu lĩnh vực hoạt động của công ty tối thiểu 15 năm.

Định nghĩa chức vụ COO là gì ?

Định nghĩa COO là gì

2. Các công việc chính của COO là gì?

Mặc dù danh tính của COO trong một doanh nghiệp thường hiếm khi được tiết lộ, thế nhưng trách nhiệm mà chức vụ này phải gánh vác là cực kỳ quan trọng. Theo đó, công việc cụ thể mà họ phải thực hiện không được thể hiện chi tiết, mà phụ thuộc vào lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Tuy nhiên, nhìn chung một COO sẽ phải đối mặt với những hạng mục công việc cơ bản dưới đây.

2.1. Xây dựng và triển khai các chiến lược, chính sách hoạt động của doanh nghiệp

Sự cố vấn tuyệt vời của COO chính là yếu tố quan trọng giúp CEO đưa ra những quyết định đúng đắn trên hành trình dẫn dắt doanh nghiệp đến với sự thành công. Cụ thể, COO giữ trách nhiệm là người đóng góp “có tâm” và “có tầm” để giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, từ khâu đưa ra mục tiêu, sứ mệnh đến ban hành quy tắc ứng xử quy định, nội quy công ty,...

2.2. Thực hiện các chiến lược do CEO đề xuất

COO chỉ đứng sau CEO trong một doanh nghiệp. Do đó, bằng việc thấu hiểu những giá trị mà CEO đang xây dựng cho công ty, COO sẽ tiến hành tổ chức các cuộc họp với các nhân sự cấp cao khác như CFO, CMO, CTO, CHRO,... Nhờ vậy các dự án quy mô được phối hợp triển khai một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, COO cũng có trách nhiệm cùng với CEO tổ chức, điều hành các cuộc họp đầu tuần để nắm bắt, đánh giá hiệu quả công việc được triển khai trong tuần. Nhờ đó, hỗ trợ các phòng ban thực hiện các dự án theo đúng kế hoạch đã đề ra, đạt tiêu chuẩn cả về chất lượng và thời lượng.

2.3. Giám sát và quản lý nguồn nhân lực

Có thể nói rằng nhân sự được coi là một yếu tố quan trọng, quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp. Do đó, COO cũng có trách nhiệm trong việc phối hợp với giám đốc nhân sự (CHRO) trong việc quản lý, giám sát nguồn nhân lực từ khâu tuyển dụng cho đến điều phối họ đến với bộ phận thích hợp, nhờ đó giúp công ty có sự tăng trưởng nhất định.

Ngoài ra, COO cũng cần phải phối hợp với giám đốc tài chính (CFO) để đảm bảo rằng ngân sách cho tuyển dụng hợp lý, đồng thời đảm bảo công tác tuyển dụng nhân sự cấp cao hiệu quả nhất. Hơn thế, COO cũng cần phải thường xuyên tổ chức và triển khai các đợt đánh giá năng lực cho nhân viên, nhằm thanh lọc, tinh giảm những nhân sự thiếu năng lực và tạo động lực thi đua trong nội bộ công ty.

2.4. Cầu nối giữa nhân viên và doanh nghiệp

Thay vì để giám đốc nhân sự (CHRO) một mình gánh vác trách nhiệm tuyển dụng, luân chuyển nhân sự cũng như xây dựng văn hoá công ty thì COO cũng cần phải tổ chức khen thưởng, cổ vũ tinh thần làm việc của nhân viên bằng các chuyến dã ngoại chung. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự gắn kết tập thể giữa các nhân viên giúp họ phát huy hiệu quả làm việc nhóm và hoàn thành dự án đúng tiến độ.

Những công việc mà COO chịu trách nhiệm trong doanh nghiệp

Những công việc mà COO chịu trách nhiệm trong doanh nghiệp

3. Tố chất cần có để trở thành COO

Rất nhiều bạn đọc thường thắc mắc về kỹ năng, tố chất cần có để trở thành giám đốc vận hành khi tìm hiểu về COO là gì. Dưới đây là một số những kỹ năng, tố chức tiêu biểu mà ứng cử viên cần có để trở thành một COO xuất sắc.

3.1. Tố chất lãnh đạo vượt trội

Không chỉ CEO mới cần sở hữu tố chất này mà ngay cả “cánh tay đắc lực” của họ, COO cũng cần phải tích luỹ những kỹ năng lãnh đạo vượt trội. Theo đó, con người ta không hoàn hảo, kể cả cả CEO cũng vậy, họ không thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất nếu không có sự cố vấn, đóng góp của COO. Điều này sẽ giúp tổng giám đốc tránh phạm phải những sai lầm không đáng có và đưa doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra.

3.2. Kỹ năng giao tiếp tốt

COO không đơn thuần chỉ cần đưa ra ý tưởng và thực hiện chúng dưới sự hỗ trợ của các phòng ban. Theo đó, dưới môi trường làm việc áp lực, nhân viên cũng gặp nhiều khó khăn trong thực hiện công việc cũng như giải tỏa căng thẳng. Do đó, những lời động viên, sự chỉ bảo tận tình, chân tình đến từ COO và các quản lý cấp cao khác là cần thiết để họ có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và công việc.

Ngoài ra, khả năng ăn nói cũng giúp COO được lòng các đối tác, từ đó thúc đẩy những hoạt động đối ngoại của doanh nghiệp.

Giao tiếp là kỹ năng quan trọng của một COO

Kỹ năng giao tiếp tốt là yếu tố cần thiết của một COO

3.3. Kỹ năng xử lý khủng hoảng

Đặc thù công việc áp lực khi liên tục phải làm việc với các phòng ban khác nhau cũng như đối mặt với rất nhiều vấn đề phát sinh khác nhau, đòi hỏi COO cần phải có kỹ năng xử lý khủng hoảng vượt trội. Do đó, họ có thể giải quyết được những khủng hoảng về nhân sự cho đến vấn đề tài chính.

3.4. Khả năng làm việc độc lập và sáng tạo

Sáng tạo đã và đang là tôn chỉ của nhiều doanh nghiệp trong nỗ lực thu hút, giữ chân và tăng trải nghiệm khách hàng. Để làm được điều này, những quản lý cấp cao cũng cần phải sở hữu cho mình sự sáng tạo trong làm việc, nhờ đó dẫn dắt và tạo động lực cho nhân viên làm việc sáng tạo. Ngoài ra, khả năng làm việc độc lập cũng là một yếu tố quan trọng để trở thành một COO xuất sắc.

3.5. Làm việc nhóm hiệu quả, kỹ năng quản trị con người

Mỗi phòng ban, mỗi nhân viên trong doanh nghiệp là một mắt xích quan trọng để đưa doanh nghiệp gặt hái được các thành công. Do đó, khả năng làm việc nhóm là một tố chất mà một COO cần có. Nhìn chung, nếu như COO không có khả năng phối hợp ăn ý và quản trị con người làm việc kỷ luật và có trách nhiệm thì sẽ khó đặt được những thành tựu trong quá trình điều hành doanh nghiệp.

Có khả năng làm việc nhóm và quản trị con người hiệu quả

Có khả năng làm việc nhóm và quản trị con người hiệu quả

3.6. Nhân tố gây ảnh hưởng

Tài năng và phong cách lãnh đạo chính là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến nhân viên. Tạo sự ảnh hưởng tích cực đến nhân viên, giúp họ có động lực và gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp là một tố chất mà COO cần tích lũy.

4. Sự khác biệt giữa COO và CEO

Khi tìm hiểu về COO là gì, ta sẽ thấy chức vụ này có liên quan rất nhiều đến CEO. Vậy sự khác biệt chính giữa hai vị trí này trong doanh nghiệp là gì?

Theo đó, CEO là viết tắt của cụm từ Chief Executive Officer, nghĩa là tổng giám đốc. Trong khi đó, COO là người có quyền lực chỉ đứng sau CEO và được thừa lệnh CEO để tổ chức, triển khai các cuộc họp và quyết định một số vấn đề của doanh nghiệp. Cụ thể, CEO có quyền lực tối cao, trong khi đó COO sẽ lặng thầm làm việc với các các quản lý cấp cao (C-suit) thuộc các phòng ban khác nhau như CFO, CHRO, CMO,... Do đó, COO được coi là một nhân vật tầm cỡ, có trách nhiệm thâu tóm các hoạt động của công ty thành một mối để CEO có thể nắm bắt và quản lý dễ dàng hơn.

Difference between COO and CEO

Sự khác biệt giữa COO và CEO

5. Bảng so sánh sự khác nhau giữa COO và CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO

Dưới đây là bảng so sánh giữa COO và các chức vụ cao cấp khác trong doanh nghiệp như CEO, CCO, CFO, CPO, CHRO, CMO,...

Tên chức vụ

Tên chức vụ bằng tiếng Anh

Tên chức vụ bằng tiếng Việt

Vai trò

COO

Chief Operating Officer

Giám đốc vận hành/ giám đốc phụ trách điều hành

Hỗ trợ CEO (giám đốc điều hành) trong triển khai công tác nội bộ

CEO

Chief Executive Officer

Giám đốc điều hành

Là người có quyền hành cao nhất trong công ty, có quyền quyết định và đưa ra hướng đi cho công ty.

CPO

Chief Product Officer

Giám đốc sản xuất

Là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động sản xuất diễn ra đúng cách.

CFO

Chief Financial Officer

Giám đốc tài chính

Là người chịu trách nhiệm về mảng tài chính của doanh nghiệp.

CCO

Chief Customer Officer

Giám đốc kinh doanh

Là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh, bao gồm tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

CHRO

Chief Human Resources Officer

Giám đốc nhân sự

Là người chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự trong doanh nghiệp từ tuyển dụng, đào tạo và điều phối đến đúng vị trí.

CMO

Chief Marketing Officer

Giám đốc Marketing

Là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. Học ngành gì để trở thành COO?

Để trở thành COO với kiến thức đa dạng thì quản trị kinh doanh, kinh tế, Marketing là những ngành học phù hợp. Tuy nhiên, không phải COO nào cũng học những ngành này. Thế nhưng quá trình phát triển vô cùng khó khăn.

6.2. Mức lương của COO là bao nhiêu?

Mức lương của COO có dao động từ 15 - 100 triệu/ tháng tuỳ theo mô hình, năng lực và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

6.3. Một doanh nghiệp có nhất thiết phải có COO không?

Một doanh nghiệp không nhất thiết phải có COO, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp lớn COO là vị trí cực kỳ quan trọng để giúp doanh nghiệp có sự phát triển mạnh mẽ.

Như vậy có thể thấy rằng mặc dù tên tuổi COO thường không được tiết lộ nhiều nhưng lại đóng một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Nhờ cố vấn có tầm và có tâm của COO, mà CEO có thể đưa ra những hướng phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng qua bài viết chia sẻ về COO là gì, bạn sẽ có sự hiểu biết hơn về chức vụ có phần “lặng thầm” này.

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên